hào và chê cười tất cả.
2. Chu Gia là người Lỗ sống cùng thời với Cao Tổ. Người nước Lỗ đều học
theo đạo Nho, riêng Chu Gia học theo lối du hiệp mà nổi danh. Những
người có danh tiếng được ông nuôi nấng che chở có hàng trăm, còn người
tầm thường thì không kể xiết. Nhưng trước sau ông vẫn không khoe tài, tự
phụ ân đức của mình; trái lại chỉ sợ những người chịu ơn cảm tạ mình. Ông
cứu giúp những người thiếu thốn bắt đầu từ chỗ nghèo khó và thấp hèn.
Trong nhà không có của thừa, áo quần cũ kỹ không lành lặn, ăn không có
hai món, đi thì ngồi trên chiếc xe bò nhỏ. Ông lo cứu giúp người ta trong
lúc gấp hơn cả việc riêng của mình. Sau khi đã bày mưu cứu được tướng
quân Quý Bố thoát nạn đến khi Bố được tôn quý, suốt đời ông không gặp
lại Bố(19). Từ cửa Hàm Cốc về phía Đông không ai không dướn cổ(20)
muốn chơi với ông ta.
3. Điền Trọng người nước Sở, nổi tiếng về nghĩa hiệp, thích đánh kiếm, thờ
Chu Gia như cha, tự cho rằng hành vi của mình không bằng Chu Gia. Điền
Trọng chết rồi, ở đất Lạc Dương có Kịch Mạnh. Người đất Chu lo nghề
buôn bán, trái lại Kịch Mạnh lại nổi tiếng ở chư hầu về nghĩa hiệp. Khi
nước Ngô, nước Sở làm phản, Diều hâu(21) làm thái úy, đi xe trạm, sắp đến
Hà Nam bắt được Kịch Mạnh, mừng rỡ nói:
- Nước Ngô, nước Sở làm việc lớn mà không mời đến Mạnh, thì ta biết họ
không làm được gì rồi!
Trong khi thiên hạ rối loạn, tể tướng bắt được ông ta cũng như chiêu hàng
được một nước địch vậy(22). Việc làm của Kịch Mạnh cũng như việc làm
của Chu Gia, nhưng ông ta thích đánh bạc, hay chơi những trò chơi của
những người trẻ tuổi. Khi người mẹ của Kịch Mạnh chết, có gần một nghìn
cỗ xe ở phương xa đến đưa tang. Đến khi Kịch Mạnh chết, của cải trong
nhà còn lại không quá mười lạng vàng.
Vương Mạnh người đất Phù Ly cũng nổi tiếng nghĩa hiệp ở miền sông
Giang, sông Hoài. Lúc bấy giờ họ Nhàn ở đất Tế Nam, Chu Dung ở đất
Trần, cũng nổi tiếng hào hiệp. Vua Cảnh Đế nghe vậy sai người giết cả bọn
này.
Về sau ở đất Đại có bọn họ Bạch, ở đất Lương có Hàn Vô Tỵ, ở huyện