đáp :
- Trước đây có một lễ tang, ta cắt ông làm một việc gì đấy mà ông làm
không xong, vì vậy ta không dùng ông…(Ứng với câu ở đoạn 1 : Hạng
Lương qua việc tang lễ làm xâu biết năng lực từng người).
Mọi người đều thán phục. Lương bèn làm thái thú Côi Kê, Tích làm ti
tướng (phó tướng), chiêu hàng các huyện trong quận (Đoạn thứ 2, nói cách
Tịch khởi nghĩa khác thường).
3. Thiệu Binh, người Quảng Lăng, theo lệnh Trần Vương (Tức Trần Thắng
– xem Trần Thiệp thế gia), đi chiêu hàng đất Quảng Lăng, nhưng chưa hạ
được thành. Nghe tin Trần Vương thua chạy, quân Tần sắp đến. Bình liền
vượt Trường Giang, giả làm mệnh lệnh của Trần Vương, phong Lương làm
thượng trụ quốc (Chức tương đương với thừa tướng) nước Sở. Bình nói :
- Đất Giang Đông đã bình định rồi ! Mau mau đem binh về hướng tây đánh
quân Tần !
Hạng Lương bèn đem tám ngàn người, vượt Trường Giang đi về hướng tây.
Nghe tin Trần Anh đã lấy được huyện Đông Dương, Lương liền cho sứ giả
đến giảng hoà để cùng nhau đem quân đi về hướng tây.
Trần Anh nguyên là thư lại huyện Đông Dương, ngày thường ở trong huyện
là người tin cẩn, được khen là bậc trung hậu đứng đắn. Những người trai
tráng ở huyện Đông Dương giết quan huyện, tụ họp đến mấy nghìn người,
muốn cử một người cầm đầu, nhưng không có ai xứng đáng. Họ bèn mời
Trần Anh. Anh từ chối không thể làm nổi. Họ bèn ép Anh làm thủ lĩnh.
Người trong huyện theo Anh đến hai vạn. Họ muốn nhân tiện lập Anh làm
vương luôn, quân sĩ đầu đội mũ màu lục để cho khác với các quân khác.
Mẹ Trần Anh bảo Anh :
- Từ khi về làm dâu ở nhà con đến nay, mẹ chưa hề nghe nói tổ tiên của con
ngày trước đã có ai làm quan sang, nay bỗng dưng con được cái danh vọng
lớn, đó là điều không may. Bây giờ chi bằng mình dựa vào người khác. Nếu
công việc thành thì được phong hầu; nếu thất bại cũng dễ trốn tránh, không
bị người ta vạch mặt chỉ tên.
Do đó, Anh không dám làm vương, nói với các quan lại :
- Họ Hạng đời đời làm tướng, nổi tiếng ở nước Sở. Nay muốn làm việc lớn