II. SỬ LIỆU
Phù-Nam là tên của người Trung-Hoa gọi quốc-gia này, phát âm
giọng Quan thoại : FOU-NAN, đọc theo hai chữ B’IU-NAM là tiếng
Miên thời xưa BNAM, ngày nay là PHNOM nghĩa là núi, hoặc đồi. Các
vị Quốc vương Phù-Nam có tước hiệu là « VUA NÚI » (Sơn-Vương),
tiếng Bắc Phạn (Sanskrit) là PARVATABHUPÂLA hay ÇAILARÂJA,
tiếng Miên là KURUNG BNAM. Người Trung-Hoa quen dùng Vương
hiệu gọi tên Vương quốc.
Lãnh thổ Phù-Nam xuất hiện từ đời Vua nhà Châu (Tcheou) ở
Trung-Hoa vào thế kỷ thứ 12 tr. D.L. Tương truyền thuở ấy vị Quốc
vương Phù-Nam có gởi một phái đoàn Sứ giả sang Tàu. Nhưng giả
thuyết này không được các sử gia nhìn nhận vì không có bằng chứng xác
thực. Mãi đến đầu thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh, người ta mới
xác nhận việc Sứ bộ nước Việt-Thường (YUE-CHANG) tức là Việt-
Nam, đến triều kiến Vua Thành Vương (TCH’ENG-WANG) nhà Châu
(1115-1078) vào năm 1109 tr. D.L, cống hiến chim bạch trĩ. Bấy giờ việc
triều chánh do ông Châu-Công (TCHÉOU-KONG) liệu lý. Sứ giả Việt-
Thường không biết đường về, ông Châu-Công sáng chế xe Chỉ Nam cấp
cho để dò đường, Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam và Lâm-Ấp (LIN-YI) về
nước đúng một năm.
Qua thế kỷ thứ 2, vua nước Tàu cử một phái đoàn Sứ giả đầu tiên do
ông Trương-Khiên (TCHANG-K’IEN) hướng dẫn theo đường bộ sang
giao hảo chánh thức với các quốc-gia ở Tây phương. Đến thị trấn
BACTRIANE
, ông Trương-Khiên thấy nhiều cây tre và hàng lụa từ các
vùng hiện thời là tỉnh Vân-Nam (YUN-NAN) và Tứ-Xuyên (Sseu-
Tch’ouan) mang tới. Người địa phương cho ông biết rằng họ mua các
món ấy ở một quốc-gia rất thịnh vượng tên là Trầm-đô (?) CHEN-TOU
(Ấn-Độ). Vị Sứ giả nghĩ đến những nỗi gian nguy của con đường trên
hướng Bắc thường bị các bộ lạc du mục miền Trung Á cướp phá, nhất
định dùng đường biển xuống hướng Nam mở cuộc bang giao với Ấn-Độ.