SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 14

Do đấy, người Tàu mới bắt đầu biết Vương quốc Phù-Nam trên đường
vượt đại dương.

Cũng trong thế kỷ thứ 2, vào năm 166, phái đoàn Sứ giả của Hoàng-

đế La-Mã MARC AURÈLE đến nước Giao-Châu (KIAO-TCHEOU) tức
là Việt-Nam. Việc bang giao này bắt nguồn cho nước Trung-Hoa liên lạc
với tất cả các quốc gia ở dọc theo hải phận từ Bắc-Việt đến Tây phương.
Trong số ấy, cách xa biên thùy xứ Lâm-Ấp (LIN-YI) trên đất Trung Việt
ngày nay có Vương quốc Phù-Nam giữ một địa vị rất quan trọng. Từ thế
kỷ thứ 3 đến thứ 7, sử sách Trung-Hoa thường nhắc nhở đến lãnh thổ bị
Ấn-Độ hóa này, hình như được xem là một trạm bắt buộc giữa đường từ
Tàu sang Ấn. Đến thế kỷ thứ 7, tên Phù-Nam biến mất không còn để lại
dấu vết nào cả.

*

Sử Trung-Hoa ghi rằng :

« Vương quốc Phù-Nam ở về phía Nam ấp phong Nhật-Nam

(JENAN) trong một cái vịnh lớn hướng Tây đại dương. Phù-Nam cách
xa Nhật-Nam hơn 3.000 lý về phía Tây-Nam xứ Lâm-Ấp (LIN-YI). Thủ
đô cách bờ biển 500 lý. Trong nước có một con sông lớn chảy từ hướng
Tây Bắc về hướng Đông đổ ra biển. Lãnh thổ rộng hơn 3000 lý. Mặt đất
thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục phần nhiều giống xứ Lâm-Ấp.
Trong xứ sản xuất vàng, bạc, đồng, kẽm, trầm hương, ngà voi, con công,
chim thằng chài, chim két năm sắc lông.

« Cách biên giới ở hướng Nam hơn 3.000 lý có nước ĐỐN TỐN

(TOUEN SIUN) trên đảo Malacca, bờ biển dốc đứng. Lãnh thổ này chỉ
rộng hơn 1.000 lý, thủ-đô ở gần biển 10 lý, có 5 vị Quốc vương đều là
chư hầu của Phù-Nam. Vị Lãnh Chúa ở phía Đông nước ĐỐN TỐN liên
lạc với nước Giao-Châu (KIAO-TCHEOU), phần đất ở phía Tây giáp
với Ấn-Độ, với xứ Parthie và một xứ ở cực xa. Các nhà buôn bán đến rất
đông trao đổi hàng hóa. Lý do là vì lãnh thổ ĐỐN-TỐN có hình vòng
cung đâm ra biển hơn 1.000 lý. Mặt đại dương (tính từ vịnh Bắc-Việt đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.