Bạc (TCHOU-PO). Ở hướng Đông nước này là xứ MÃ-NGŨ-CHÂU
(MA-WOU-TCHEOU). Nếu đi về hướng Đông trên đại dương thêm
1.000 lý nữa, ta sẽ đến một hòn đảo lớn gọi là TỰ NHIÊN ĐẠI CHÂU.
Trên đảo có một cây sống trong lửa. Thổ dân ở gần đảo lột vỏ cây này xe
chỉ, dệt thành một mảnh vải bề dài lối vài chân dùng làm khăn tay. Khăn
này bề ngoài giống như khăn dệt bằng chỉ gai màu đỏ nhưng sậm hơn.
Khi có vật gì dính vào khăn, người ta quẳng vào lửa, khăn sẽ sạch như
cũ. Người ta còn dùng vải ấy làm tim đèn, đốt không bao giờ hư hao.
« Người Phù-Nam trước kia thích xâm mình và trần truồng, tóc để
xõa trên lưng và không biết quần áo gì cả. Trong nước có loại sấu lớn bề
dài hai trượng (tchang) bằng 10 chân, sấu có 4 chân miệng rộng từ 6
đến 7 chân, hai hàm răng bén nhọn như gươm. Chúng ăn cá nhưng nếu
gặp dịp chúng cũng ăn con nai hay người ta như thường. Ở phía Nam xứ
Thương Ngô (TS’ANG-WOU) và trong các nước khác cũng có rất nhiều
sấu ».
*
Ông Khang Thái (K’ANG-T’AI) viết trong quyển PHÙ-NAM KÝ
(FOU NAN KI) dưới triều nhà Đông Ngô (222-265) như sau :
« Từ Lâm-Ấp đến hải cảng, ngay cửa sông LƯ DỤNG (LOU
YONG) ở Nhật-Nam (JE NAN) độ hơn 200 lý. Từ đấy, người ta xuôi
miền Nam đến Vương quốc Phù-Nam và các nước khác. Người ta luôn
luôn dùng hải cảng này để ra khơi ».
*
Vào cuối thế kỷ thứ 5 đến đầu thế kỷ thứ 6, ông LÊ-ĐẠO-
NGUYÊN (LI-TAO-YUAN) soạn quyển THỦY-KINH-CHÚ
(CHOUEI-KING-TCHOU) có ghi hai đoạn quan trọng về Phù-Nam.
Trong chương 36, trang 24, ông viết :
« Vùng đất nầy ngày xưa gọi là TƯỢNG-LÂM (SIANG-LIN) nay trở
thành thủ đô nước LÂM-ẤP (LIN-YI), hướng Đông giáp biển, hướng Tây