đến nước TỪ-LANG (SIU-LANG) hướng Nam giáp Phù-Nam, hướng
Bắc giáp nước CỬU-ĐỨC (KIEOU-TO) ».
Cũng trong chương 36, trang 29, ông viết : « Dân rợ TỪ-LANG hay
LANG-HOANG (LANG-HOUANG) ở miền thượng lưu sông Lâm-Ấp. Đi
về hướng Nam sẽ đến Vương quốc Phù-Nam ».
Sau đó, có người dùng tài liệu ấy viết một bài về Vương quốc Phù-
Nam : Căn cứ theo dữ kiện ghi trong quyển « Thủy-Kinh-chú », ông
Trúc-Chi (TCHOU-TCHE) viết trong tập Phù-Nam-ký (FOU NAN KI)
như vầy :
« Vương quốc Phù-Nam ở cách Lâm-Ấp 4.000 lý, người ta có thể
đến bằng đường bộ và đường biển. Xưa kia, Tướng ĐÀN-HÒA-CHI
(T’AN-HO-TCHE) cầm quân theo đường sông vào thủ đô cách 6 lý từ
vòng thành thương khẩu của « Những nhân viên Hải quân ». Con sông
này có thể chảy ngang kinh đô nước Lâm-Ấp. Trên cây cầu ở hướng
Đông là nơi Quốc vương Lâm-Ấp tên FAN-YANG-MAI (Phạm-Dương-
Mại) giao tranh với Đàn-Hòa-Chi bị trúng thương ngã từ trên lưng voi.
Dòng sông chảy về hướng Đông Nam ngang qua thương khẩu của
« Những nhân viên Hải quân », bắt nguồn từ vùng man rợ ở ngoài lãnh
thổ SIU-LANG (TỪ-LANG) còn gọi là LANG HOANG (LANG-
HOUANG).
« Từ thương khẩu xuôi theo dòng, người ta đến hồ nước hướng
Đông của ngọn Trường giang. Nước tràn đầy mặt hồ và khi thủy triều
lên thì chảy về hướng Tây. Trong một ngày một đêm nước lớn và ròng
hai lượt, mỗi lần lớn thì dâng cao từ bảy hay tám chân. Tại đây đến tận
hướng Tây, mỗi tháng có hai lần nước lên cao vào ngày mồng một và 15,
mỗi lần trong bảy ngày, mực nước đến 16 hay 17 chân. Trong vòng 7
ngày lại có một lần nước lên ban ngày và một lần ban đêm từ 1 đến 2
chân. Mùa xuân, hạ, thu, đông đều giống như nhau, mực nước lên và
xuống không xê dịch, nước không tràn và không rút bớt. Người ta gọi
đấy là HAI-YUN (Hải Vận) và cũng gọi là SIANG CHOUEI (Tượng-
Thủy) và đặt tên con sông là TƯỢNG-PHỦ (SIANG P’OU) ».