Quyển NGOẠI QUỐC TRUYỆN (WAI KOUO TCHOUAN) có
ghi 3 chương về Phù Nam :
« Chương 1 viết : Khi trong nhà một người Phù-Nam mất đồ đạc,
gia chủ lấy một cái hũ cơm đem vào đền thờ nhờ Thần Thánh chỉ bắt kẻ
trộm. Hũ cơm để dưới chân Thần tượng. Hôm sau, gia chủ lấy hũ đem về
gọi tất cả gia nhân chia mỗi người một miếng để ăn. Trong miệng kẻ
gian có máu chảy ra, không nhai được. Còn người lương thiện thì nuốt
cơm như thường. Tục lệ này có từ xứ Nhật Nam (Je-Nan) đến cuối biên
cương.
« Chương 2 viết gần giống từng chữ trong tập LƯƠNG THƯ
(LEANG CHOU) về loại khăn đốt không cháy.
« Chương 3 viết : Dân Phù-Nam rất cao lớn, họ ở trong nhà có
chạm trổ và bày biện trang hoàng. Họ rất rộng rãi, thường bố thí và có
nuôi nhiều chim và thú. Nhà vua thích đi săn. Người nào cũng cỡi voi.
Khi nào đi săn thì kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng ».
Vào thế kỷ thứ 3, ông TÃ-TƯ (TSO-SSEU) viết một bài phú nhan
đề TAM-ĐÔ-PHÚ (SAN-TOU-FOU) nghĩa là bản văn nói về ba Kinh đô
mà một là thủ-phủ của nhà Đông Ngô (Wou 222-280), chính Ngô Vương
đã phái ông Khang Thái (K’ANG T’AI) đến Phù-Nam. Tả-Tư viết rằng :
Thuở ấy, nền văn minh Trung-Hoa lan rộng đến các quốc-gia : Ô-HỦ
(WOU-HOU), LANG HOANG (LANG HOUANG), PHÙ NAM
(FOUNAN), TÂY ĐỒ (SI TOU), các Tù trưởng xứ ĐÃM NHĨ (TAN
EUL), xứ HẮC SĨ (HEI-TCH’E) các Hoàng thân xứ KIM LÂN (KIN-
LIN), xứ TƯỢNG QUẬN (SIANG KIUN).
Đầu thế kỷ thứ 6, ông TƯ THỐNG (SIAO T’ONG) đem bài phú
này vào tập VĂN TUYỂN (WEN-SIUAN). Vào hạ bán thế kỷ thứ 7,
nhà bác học LÝ THIỆN (LI-CHAN) viết một bài bình luận nổi tiếng và
đây là đoạn nói về bài Tam-đô phú :
« Sách DI-VẬT-CHÍ (JI-WOU-TCHE) viết rằng : Ô-HỦ (WOU-
HOU) là tên của một giống rợ ở miền Nam, lập xóm làng trong dãy núi