« Vương quốc Phù Nam ở phía Tây nước Lâm Ấp hơn 3000 lý.
Trong nước có một vị Quốc vương là người dựng nên quốc gia này. Các
chư hầu đều là quan chức và tướng soái bên tả, bên hữu của Nhà vua ;
tất cả đều gọi là CÔN-LÔN (K’OUEN-LOUEN). Nước ĐỐN-TỐN
(TOUEN-SIUN) cách xa Phù Nam hơn 3000 lý, vốn là một lãnh thổ
riêng biệt. Một vị Quốc vương Phù Nam tên FAN-MAN (PHẠM-MẠNG)
rất can đảm đã chinh phục nước này. Hiện thời Đốn-Tốn lệ thuộc Phù
Nam ».
Dưới đời nhà TẤN (TSIN 265-419), ông KÊ-HÀN (KI-HAN) viết
quyển NAM PHƯƠNG THẢO MỘC TRẠNG (NAN FANG TS’AO
MOU TCHOUANG) sưu tập loại cây cối ở các lãnh thổ phương Nam có
nói về vương quốc Phù Nam. Trong tập Thượng, trang 5, mục « Cây
mía », gọi là CHƯ-GÍA (TCHOU TCHO) như sau : « Năm thứ 6 triều
Thái Khương (T’AI K’ANG 285), vương quốc Phù Nam dâng lễ cống cây
chư giá dài ba gút mỗi trượng ».
Trong tập Trung, trang 6, mục « Tiểu công nghệ » BẢO-HƯƠNG-
LÝ (PAO-HIANG-LU) tác giả ghi :
« Năm thứ 6 triều Thái Khương (285), vương quốc Phù Nam dâng
lễ cống 100 đôi giày gọi là Bảo hương lý. Hình dáng lạ lùng của đôi giày
khiến Hoàng thượng thở dài rất lâu và mỉm cười trước sự cấu tạo có vẻ
thô kệch. Tuy nhiên, Ngài truyền cất trong dãy kho ở ngoài để giữ đầy đủ
sản phẩm của mỗi nước ».
Trong tập Hạ, trang 6, mục « Cây tre » gọi là VÂN-KHÂU-TRÚC
(YUN-K’IEOU-TCHOU), tác giả ghi :
« Loại cây này gốc ở Phù Nam ; sự thật thì ở Giao Châu, Quảng
Đông (KOUANG-TONG) và Quảng Tây (KOUANG-SI) có loại tre mỗi
đốt dài hai trượng, vòng tròn từ một đến hai trượng là thường ».
*
Quyển Bách Khoa THÔNG ĐIỂN (T’ONG TIEN) soạn thảo vào
cuối thế kỷ thứ 8 do ông ĐỖ-HẬU (TOU-YEOU) có một đoạn nói về