Phù Nam ở hồi thứ 188, trang 12, không có gì mới mẻ ngoài một câu đề
cập đến phái đoàn Sứ giả nước này dưới triều nhà Tùy (SOUEI 581-
618). Bấy giờ, người Trung Hoa ghi rằng tên tộc vị Quốc vương Phù
Nam là KOU-LONG (CỔ-LONG) và trong lãnh thổ có rất nhiều gia đình
mang họ này. Người viết sách thuật rằng khi hỏi thăm các cụ già thì được
biết người dân K’OUEN-LOUEN (CÔN-LÔN) không có họ.
Trong quyển NGÔ-LỊCH (WOU-LI)
(HOUANG-WOU 225), Vương quốc Phù Nam và các quốc gia khác đến
triều cống những vật dụng bằng thủy tinh ». (NGÔ LỊCH HOÀNG VÕ
TỨ NIÊN PHÙ-NAM CHƯ NGOẠI QUỐC LAI HIẾN LƯU-LY).
Trong quyển LƯƠNG TỨ CÔNG TỬ KÝ (LEANG SSEU KONG
TSEU KI) viết vào thế kỷ thứ 6, có câu : « Một chiếc thuyền lớn của Phù
Nam ở hướng Đông nước Ấn Độ đem bán một tấm kiếng bằng lưu ly
(P’o-li) xanh, đường kính đo được một chân năm ngón chân, cân nặng
bốn mươi cân ».
Trong « Tuyển tập » của NGÔ QUÂN (WOU KIUN) soạn vào thế
kỷ thứ 6, trang 84 có một câu nói về loại mía ở Phù Nam : « Mía cao 3
đốt một trượng (10 chân). Khi ánh nắng chiếu vào mía khô lại, khi gió
thổi mía uốn cong mình ».
Nhà sư Trung Hoa pháp danh NGHĨA TỊNH (YI-TSING) đi khắp
các mặt biển miền Nam từ năm 671 đến 695 có ghi trong tập NAM HẢI
KÝ QUI NỘI PHÁP TRUYỆN (NAN HAI KI KOUEI NEI FA
TCHOUAN) trang 68 như sau :
« Từ nước Lâm Ấp đi về hướng Tây Nam một tháng đến lãnh thổ
BẠC-NAM (PA-NAN) mà người ta gọi Vương quốc Phù Nam thuở xưa ;
đó là một nước dân chúng ở trần truồng. Người dân tôn thờ rất nhiều
Thần Thánh. Kế đó, Phật giáo được truyền bá và lan rộng khắp nơi.
Nhưng hiện thời, một vị Quốc vương hung dữ tiêu diệt tất cả không còn
một nhà sư nào. Bọn tà giáo xâm lấn vào các nơi thờ phụng ».