SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 24

Nhà vua đóng đô ở thành ĐẶC-MỤC (T’O-MOU). Thình lình thủ đô bị
nước Chân Lạp (TCHEN-LA) xâm chiếm, Nhà vua phải lui về phía Nam
ngự trong thành NA-PHẤT-NA (NA-FOU-NA). Dưới triều VÕ ĐỨC
(WOU-TO 618-626) và TRỊNH QUÁN (TCHENG-KOUAN 627-649) Vua
Phù Nam có phái Sứ giả sang triều cống ».

Cũng trong quyển sử này có đoạn nói về Chân Lạp (TCHEN-LA) :

« Dưới triều TRỊNH QUÁN (TCHENG KOUAN 627-649), Quốc vương
KSATRIYA IÇANA đánh dẹp nước Phù Nam và chiếm lãnh thổ nhưng
Phù Nam vẫn còn giữ được thanh danh
».

Trong đoạn nói về nước Ấn Độ có ghi : « Miền Đông nước Ấn Độ là

bờ biển, giáp ranh với Vương quốc Phù Nam và Lâm Ấp. Ấn Độ sản xuất
kim cương, củ nghệ và trầm đem đổi thổ sản nước ĐẠI TẦN (TA TS’IN),
Phù Nam và Giao Châu
».

Thủ đô Phù Nam có một thời tên VYÂDHAPURA, « thị trấn thợ

săn », người Trung Hoa gọi là Đặc-Mục (T’O-MOU), có lẽ là tiếng nói
theo danh từ Miên DMÂK hay DALMÂK cùng một nghĩa ấy

7

. Thành

phố ở gần ngọn đồi BAPHNOM người Tàu gọi là Ma-Đam (MO-TAN)
và làng BANAM thuộc tỉnh Preyveng mà hiện thời hai địa danh này vẫn
còn tồn tại. Sử ký nhà Lương (LEANG 502-556) chép rằng thủ đô Phù
Nam ở cách bờ biển 500 lý (200 cây số). Đây là gần đúng khoảng cách
vùng BAPHNOM với hải cảng ÓC EO, hoặc một thị trấn nào gần bờ
biển. Lãnh thổ này có nhiều sông rạch nên người Trung Hoa có thể ngồi
thuyền qua đất Phù Nam đến bán đảo Mã Lai. Phù Nam nằm trên con
đường biển giữa Trung Hoa và Ấn Độ thời bấy giờ.

Ngoài ra, dân Phù Nam còn tập trung ở 3 địa điểm :

- Hải cảng ÓC EO ở gần núi Ba Thê thuộc tỉnh Rạch Giá.

- Thị trấn THNOL MOROY, người Pháp dịch là « Ville des cent

rues : thành phố trăm đường » ở về phía Nam Đông-Nam Rạch Giá,
ngay giữa Đồng Chim.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.