lầy », nghĩa là đã tháo nước cho khô ráo phù sa sông Cửu Long tạo nên
cánh Đồng Tháp Mười ngày nay :
Đoạn 1 : (Mòn hết)
Đoạn 2 : « …ân huệ của người… Vua Ja… do cánh tay của ai, vùng
Biển sữa bị tát cạn trở thành một hồ Thần-đơn ».
Đoạn 3 : « …trong trận chiến với Nhà vua tên Vira…
Caturbhuja… »
Đoạn 4 : « …ârâna bị lửa thiêu hủy… »
Đoạn 5 : « …hoa sen… trên mặt đất… tất cả… quân đội đối
phương… nhờ người mà trên thế gian này có vô số đền thờ thần
Bhagavat xây cất với nhiều của cải ».
Đoạn 6 : « Nhà vua đã cưới một người đàn bà đẹp có một dáng đi…
và một thắt lưng xinh xắn, sanh đứa con trai tên Gunavarman, tâm hồn
cao thượng và trí thông minh… »
Đoạn 7 : « Do Nhà vua gặp vận may có dáng đi hùng dũng của vị
thần Vikramin và chính là « Mặt trăng » của dòng dõi Tiên vương
Kaundinya, vị Thái-tử này, dù còn nhỏ tuổi, đã được chỉ định lãnh đạo
một địa phương sùng đạo chinh phục trên bùn lầy, nhờ Ngài là người có
đạo đức và phẩm hạnh ».
Đoạn 8 : « Do Thái-tử Gunavarman… của bà mẹ Ngài, đã đặt trên
mặt đất dấu chân của Thần Bhagavat, dấu chân mà cách trình bày với
sắc thái không thể so sánh được do Ngài xây dựng, (Ngài) không còn
muốn hình ảnh nào khác trên đời nữa ».
Đoạn 9 : « Ngày thứ tám, dấu chân này cúng dâng chư thần do các
vị tu-sĩ Bà-la-môn thông hiểu kinh Vệ Đà, kinh Upaveda và kinh
Vedanga, giống như những người bất tử, đã nhận những huấn điều trong
kinh điển Cruti, tuyên bố danh xưng trên mặt đất là
Cakratirthasvamin ».