Đoạn 10 : « Mong rằng người sùng đạo đối với vị thần ngự tại địa
điểm đã kính dâng lên Thần Cri Cakratirtha, điều thiện… của Thái-tử
Gunavarman đạo đức, hiếu thuận và nhân từ hoặc người nào chỉ đi vào
(đền), sẽ đến nơi yên nghỉ tối cao của Thần Vishnou với tâm hồn hoan hỉ,
giải thoát được nghiệp chướng xấu xa của mình ».
Đoạn 11 : « Người nào được Gunavarman là vị Thái-tử rất chuộng
sự công bình ký thác cho thần Bhagavat phải tuân theo lịnh Ngài, tùy
theo sự sắp xếp của tất cả tu-sĩ Bhagavatas, những kẻ khốn khổ không
được bảo vệ và những kẻ làm việc tại nơi ấy, chiếu theo luật định, kẻ nào
làm trái ngược qui tắc sẽ sa xuống địa ngục của Diêm-vương Yama cùng
với những kẻ mang năm trọng tội ».
Đoạn 12 : « Mong rằng người có tâm hồn cao thượng sẽ làm khởi
sắc những điều tốt đẹp của Thần Bhagavat… được đến nơi yên nghỉ tối
cao của Thần Vishnou và đạt được một thanh danh to tát, vui hưởng
niềm hạnh phúc vô biên ».
2) BẢN THỨ NHÌ
Được Thiếu-tá de Lajonquière báo cáo lần đầu tiên, khắc trên một
miếng đá phiến nham trước kia dùng làm tường trụ và sau đó lại dùng
làm mi cửa mặt ngoài, phía dưới cánh cửa hông hướng Nam của cổng
vào hướng Đông, trong vòng thành trung ương của ngôi đền Ta Prohm
(tỉnh Bati). Năm 1920, theo lời yêu cầu của ông Georges Maspéro bây
giờ giữ chức vụ quyền Công-sứ ở Cao-Miên, Sở Mỹ-thuật Miên gỡ
miếng đá ấy đem về Viện bảo tàng Albert Sarraut ở Phnompenh.
Bản văn viết bằng Phạn ngữ (Sanskrit) gồm có một số hàng không
thể xác định và lối hai mươi hàng có thể nhận ra. Sáu đoạn đầu và hai
đoạn kế có thể phiên dịch hoàn toàn, 6 đoạn tiếp theo chỉ đọc lõm bõm
nhưng cũng có thể dịch được, từ hàng thứ mười ba, mặt đá mòn nhiều
thái quá không nhìn ra chữ :
BẢN VĂN