châu Á lạc quan dựa vào Hoa Kỳ bảo trợ đã không hiểu người Mỹ tiêm
nhiễm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đến mức tự họ không nhận thấy mình
đang chơi trò hai mặt ở châu Á. Trên bậc thang các xưởng máy trong chiến
tranh, người ta thường nghe hát bài :
Vừa làm vừa ca hát
Hitler chỉ đạt số không
Mussolini là kẻ lông bông
Người Nhật trông càng tệ hại
Người Nhật không tệ hại và người Đức là những kẻ thù nguy hiểm, quỷ
quái nhất. Nước Nhật không bao giờ đủ tiềm năng quân sự để uy hiếp Hoa
Kỳ. Nhưng Đức thì có. Việc phát triển bom nguyên tử trở thành cấp thiết
khi các nhà bác học Mỹ và châu Âu định cư xác định có lẽ Hiler tiến hơn
trong cuộc chạy đua “bom siêu việt” chỉ để cho Hoa Kỳ và Anh Quốc lựa
chọn giữa việc đầu hàng hoặc bị tiêu diệt. Khả năng kỹ thuật của Nhật Bản
bị hạn chế đến mức những khí cụ lớn không làm gì được trong những trận
chiến ban đêm và thời tiết xấu vì việc phát triển ra đa và vũ khí hạt nhân ở
ngoài tầm với của khoa học trong công nghiệp của họ. Bên cạnh hiệu quả
tàn ác, phe phát xít sử dụng những phương tiện của một xã hội công nghiệp
hóa để thủ tiêu 12 triệu người trong đó có 6 triệu người Do Thái trong các
trại tập trung, những hành động hung bạo của Nhật, dù dã man, độc ác cũng
chỉ là chuyện vặt.
Người Mỹ sợ và ghét hai kẻ thù ấy tỷ lệ nghịch với sự đe dọa của họ.
Việc thăm dò của Bộ Tài chính cho thấy một chiến dịch quảng cáo dựa trên
sự căm hờn đối với người Nhật bản được nhiều tín phiếu bảo vệ quốc gia
hơn với người Đức. Những cuộc điều tra tỏ tõ người Mỹ trung lưu phê
phán người Nhật là “báng bổ, vô nhân đạo, sức vật, xảo trá, bất nghĩa”. Sự
quảng cáo tín phiếu vậy là dựa vào tính hung bạo của người Nhật. Cơ quan
điều tra liên bang FBI đã bắt một số tên quốc xã gốc Mỹ nhưng những
người Mỹ gốc Đức nói chung không lo ngại gì.
Sau trận Trân Châu Cảng, một làn sóng đồn đại kích động được báo chí
và quân đội khuyến khích lan truyền ở California và các bang ven bờ biển
Thái Bình Dương : những người Mỹ gốc Nhật liên lạc bằng dấu hiệu với