Đông Âu. Nếu Truman bối rối về những hành vi khắc nghiệt của họ ở đấy,
xem ra ông không băn khoăn về những tàn khốc của người Pháp khi chinh
phục lại Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Vả lại ông cũng chẳng
quan tâm đến cuộc tàn sát trong tháng Mười một năm 1946, giết hại 6000
thường dân Việt Nam ở Hải Phòng khi quân Pháp tấn công miền Bắc Việt
Nam.
Ông Hồ và Việt Minh cộng sản chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên không đưa
lại lợi ích gì cho những nhân vật Nhà nước Mỹ.
Ưu thê vượt trội của những người cộng sản cầm đầu cuộc cách mạng
Việt Nam tạo lý do cho những người có trách nhiệm ở Hoa Kỳ tiến hành ở
Việt Nam điều mà Washington dù sao cũng đã có ý định làm. Họ mau
chóng quên đi những cảnh ngộ buổi đầu, tự biện minh việc bắt người Việt
chịu những khổ sở của một cuộc chiến tranh còn kéo dài bảy năm rưỡi nữa
là để ngăn chặn đế quốc Xô viết (đúng hơn là Trung Hoa Xô viết) bành
trướng ở Đông Nam châu Á. Các thế hệ những quan chức Mỹ nối tiếp nhau
không ngừng phát biểu như vậy.
Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông trở thành cộng sản phải chăng do
một bất ngờ về đường lối chính trị của Pháp ? Những vị quan lại ấy, các
nhà nho Việt Nam là những nhà lãnh đạo tất nhiên của một dân tộc mà
người nước ngoài luôn luôn muốn chinh phục và dẹp yên không được. Ở
đất nước chúng ta hiếm có những tấm gương như thế : người Ireland trong
số đó, người Việt Nam cũng vậy. Sức kháng chiến dữ dội của họ là cả một
truyền thuyết. Và là lịch sử nhắc nhở những người sống không bao giờ
được làm nhục người chết.
Hệ thống trị đất nước của người Việt Nam phỏng theo người Trung Hoa.
Nước Trung Hoa do một hoàng đế cai trị dựa vào một hệ thống quan lại.
Vua ở Việt Nam là hình ảnh thu nhỏ của “con Trời” ở Bắc Kinh; các quan
lại là những người có học thức điều hành việc nước, được bổ nhiệm vì tỏ rõ
sự uyên bác về triết học Khổng Tử do một khoa thi theo cách Trung Quốc
lựa chọn. Cũng như ở Trung Quốc, các quan lại hình thành một tầng lớp xã
hội; giới trí thức bàn giấy trở thành lớp quý tộc mà thực tế nông dân nghèo
không với tới được.