Chế độ thực dân Pháp bẻ gãy hàng ngũ quan lại Việt Nam. Để bảo tồn vị
trí họ bắt đầu phục vụ người Pháp, chuyển thành quan chức của nước ngoài
và mất tính hợp pháp lãnh đạo đất nước. Họ cũng trở nên tha hóa trong xã
hội. Nhà nước độc quyền bán rượu, thuốc phiện và những điều kiện bó
buộc trong các đồn điền cao su cùng những lạm dụng khác biến thực dân
Pháp thành một chế độ bóc lột. Những quan lại cùng hợp tác hàng ngày
tham gia vào những tội ác chống dân tộc họ, lâu dần không cảm thấy tội lỗi
nữa. Một số ít trong bọn họ không chịu cúi đầu trước những người Âu châu
dã man. Sự chống đối lúc đầu đem lại nỗi sỉ nhục và cảnh đói nghèo cho họ
để rồi về sau cứu với gia đình và đất nước. Dưới con mắt nông dân, qua
những hình ảnh kháng chiến chống ngoại xâm, họ giữ được vai trò lãnh đạo
tất nhiên trong xã hội Việt Nam. Họ tự cảm thấy và truyền lại cho con cháu
nỗi sỉ nhục không nguôi chừng nào đất nước chưa được giải phóng. Các
nhà lãnh đạo Đảng cộng sản phần lớn là con cháu của những gia đình quan
lại ấy phân hóa dưới chế độ thực dân vì một số hợp tác với kẻ thống trị
trong lúc những người khác vẫn theo con đường chính trực.
Những bậc tiền bối trong gia đình và đường lối chính trị của Hồ Chí
minh là mẫu mực cho người Việt Nam noi theo. Bố ông Hồ, sinh ra ở Nghệ
An, một tỉnh bắc Trung Bộ Việt Nam, nổi tiếng về hoạt động chống Pháp,
là một nhà Nho môn đồ của Khổng Tử. Làm quan ở Bình Định, một tỉnh
phía nam, ông bị sa thải vì ý thức yêu nước. Bối cảnh chính trị của nước
chiếm đóng không khỏi ảnh hưởng đến số phận những người dân của nước
bị chiếm đóng. Vì thế những người Philippines của Lansdale lấy nền dân
chủ Mỹ làm khuôn mẫu, có hai đảng phái chính chống đối chế độ thực dân.
Jawaharlal Nehru và phần lớn các nhà lãnh đạo vì nền độc lập Ấn Độ là
những nhà xã hội Anh về đường lối. Lẽ tự nhiên khi Hồ Chí Minh ở Paris
trong Thế chiến thứ nhất đã theo những người xã hội vì đây là nhóm chính
trị độc nhất ở Pháp nghiêm túc bảo vệ nền độc lập của những nước thuộc
địa.
Năm 1920 Đảng Xã hội Pháp bị cuốn hút vào một trong những tranh
luận quan trọng nhất của lịch sử : ở lại Quốc tế thứ II được hình thành tại
Paris năm 1889 hoặc đi theo tổ chức cách mạng hơn nhiều là Quốc tế thứ II