SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 146

nhà yêu nước khác, đồng hương của ông sống ở Quảng Đông. Ông đi Hàng
Châu, Thượng Hải và những thành phố khác để nói chuyện với những
người Việt Nam xa quê hương, thuyết phục họ hình thành một tổ chức
vững chắc vì quyền lợi dân tộc.

Âm vang những hoạt động của ông lan truyền về Việt Nam, nhiều nhà

yêu nước trẻ tuổi tìm đến hội của ông. Những người chấp nhận quan điểm
kinh tế xã hội của ông có cùng một lý do như đã làm ông đi theo Lênin.
Qua những bài học ông trình bày về chiến lược và chiến thuật cách mạng
Lêninít, họ hiểu : xã hội cộng sản là đích tối cao và phương pháp đạt tới
phải qua nền độc lập dân tộc. Phần lớn những người thấy ở ông Hồ điều
mình tìm kiếm ở Quảng Châu, Quảng Đông cũng như sau này ở Việt Nam,
đều là con cái lớp quí tộc có học thức bị tước đoạt quyền lợi. Một trong
những người đầu tiên theo ông ở Quảng Châu là một sinh viên 17 tuổi,
Phạm Văn Đồng, bố ông là quan lại, thư ký riêng cho nhà vua trẻ Duy Tân.
Bố ông Đồng bị cách chức khi người Pháp phế ông vua 18 tuổi đày ra đảo
Réunion vì ông này xúi giúc một cuộc nổi dậy trong số những người lính
Việt Nam Pháp tuyển mộ đi đánh nhau trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Ông Đồng trở thành một trong những người hợp tác thân cận nhất của
ông Hồ, lãnh đạo phái đoàn Việt Nam ở Hội nghị Geneve năm 1954 và trở
thành thủ tướng Chính phủ miền Bắc Việt Nam. Nhưng trước đó ông đã trải
qua sáu năm trong tuổi thanh niên ở nhà tù Côn Đảo. Người Pháp đào ở
đây những hầm nhốt tù dưới đất phía trên gắn song sắt ; những “chuồng
cọp “này nổi tiếng trong chiến tranh mà người Mỹ dùng giam những người
nổi dậy Việt cộng.

Một tổ chức của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của tầng lớp quí tộc

bản xứ hoàn toàn bất thường so với các đảng cộng sản. Alexander
Woodside, nhà sử học người Canada chuyên về Việt Nam đã gọi đây là
cuộc cách mạng của các “quan lại mác-xít”. Trường Chinh, nhà lý luận, Lê
Đức Thọ, nhà thương lượng khôn khéo mà Henry Kissinger gặp ở bàn đàm
phán Paris năm 1968 và Võ Nguyên Giáp, nhà lãnh đạo quân sự lớn của
nước Việt Nam mới, tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc trí thức ấy.
Những người lao động chân tay và nông dân đều không có mặt trong hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.