SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 148

sinh. Trong 900 năm tiếp đó cho đến lúc người Pháp đến vào năm 1850,
mỗi triều đại mới lên cầm quyền ở Trung Quốc đều sang xâm lược Việt
Nam. Từng thời kỳ buộc phải đẩy lùi quân phương Bắc và tình trạng chiến
tranh liên miên với những nước láng giềng ít đe dọa hơn họ phải đối mặt
trong việc bành trướng xuống phía Nam bán đảo, thêm một nhiệm vụ quân
sự vào nền văn hóa Việt Nam. Văn minh Trung Hoa không ưa chuộng
người lính. Trung Quốc đào tạo ra những tri thức đồng thời là những người
hành động, những quan lại cai trị học trò của Khổng Tử. Họ xứng đáng
được noi theo về kiến thức và giá trị đạo đức trong xử thế. Người lính chiến
được xem là người hạ đẳng, được dung nạp khi cần thiết nhưng không bao
giờ được ca ngợi. Về căn bản không có gì tốt trong nghệ thuật chiến tranh.
Lý tưởng Trung Hoa có thay đổi trong xã hội Việt Nam. Người anh hùng
trở thành người tri thức và người hành động cũng là một người lính được
tôn trọng, vị quan lại chiến đấu. Người Việt Nam ít người hùng hiền lành
như Lincoln. Những anh hùng của họ, như có thể thấy các tượng nhỏ trang
trí trên các giá sách, trên bàn, là những người đàn ông cưỡi ngựa hoặc voi,
bận áo giáp cầm gươm. Nữ anh hùng truyền thuyết cũng thế, hai chị em bà
Trưng nhảy xuống sông tuẫn tiết năm 43, không chịu hàng quân Tàu khi
thua chạy. Lòng can đảm rất được mến chuộng trong văn hóa Việt Nam. Lê
Lợi giải phóng đất nước dưới 20 năm bị Trung Hoa đô hộ qua một cuộc
chiến tranh 9 năm trong thế kỷ XIV, lập một triều đại mới có một nhận định
thường được lặp đi lặp lại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào
kiệt đời nào cũng có”. Những cuộc chiến tranh với cường quốc phương Bắc
cũng đưa người Việt Nam đi đến xây dựng lý luận cơ bản của học thuyết
quân sự của họ : một lực lượng rõ ràng nếu được lãnh đạo đúng có thể đánh
thắng một lực lượng mạnh hơn. Khái niệm độc nhất ấy trong truyền thống
quân sự đã trở thành động lực cho lý thuyết của họ. Việc rèn luyện quân đội
Việt Nam, dựa vào lịch sử, giải thích rằng để chiến thắng phải tiêu hao dần
dần , làm cạn kiệt sức kháng cự của quân địch. Những lực lượng Việt Nam
phải sử dụng cách rút lui nhanh sau cuộc tấn công chớp nhoáng, những
hoạt động làm chậm chễ, những cuộc phục kích, quấy rối bằng các toán
quân du kích. Quân địch bị lôi kéo vào những cạm bẫy trong rừng, đồi núi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.