và những vùng đáng sợ khác tiêu hao hết sinh lực, còn người Việt Nam sử
dụng chính những nơi ấy để ẩn náu và khôi phục lực lượng. Cuối cùng khi
đối phương kiệt sức và rối loạn, cuộc chiến được kết thúc bằng những đòn
phản công mạnh mẽ nhưng nhanh nhẹn, bất ngờ và dồn dập tối đa. Vị
tướng giỏi nhất thời xưa, Trần Hưng Đạo, đã dùng chiến thuật ấy chống
quân Mông Cổ tràn từ sa mạc Gobi làm kinh hoàng thế giới châu Á và
chinh phục nước Trung Hoa, xâm lược Việt Nam năm 1284 rồi năm 1287.
BINH THƯ YẾU LƯỢC của Trần Hưng Đạo viết cho binh tướng trở thành
một giáo huấn cho nền quân sự Việt Nam. Một trăm năm mươi năm sau Lê
Lợi cũng dùng những biện pháp ấy đánh đuổi hết tướng tá quân Minh.
Ba thế kỷ rưỡi sau bài học vẫn không mai một. Năm 1789 năm Cách
mạng Pháp, một viên tướng được ông Giáp và ông Dũng đặc biệt thán phục
là người giỏi nhất về hành quân chớp nhoáng và tấn công bất ngờ, đập tan
cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Hoa, lần này do triều đình nhà Thanh
tiến hành. Nguyễn Huệ, sau này trị vì với danh hiệu hoàng đế Quang
Trung, thần tốc theo dọc bờ biển Việt Nam lên đến châu thổ sông Hồng Hà
không vì tính chất thiêng liêng của lễ Tết, ngày đầu năm âm lịch mà cả
người Việt Nam và người Trung Quốc đều tôn trọng. Ông ta bất ngờ đánh
tan đội quân xâm lược vô cùng mạnh hơn đang dựng trại chỗ gần Hà Nội
bây giờ. Ông tấn công vào nửa đêm ngày mồng năm của lễ hội trong lúc
quân Thanh đang ngủ say sau những bữa yến tiệc ban ngày. Từ đó người ta
tổ chức lễ chiến thắng hàng năm vào ngày mồng năm Tết như là một chiến
tích lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1968 cũng là một ngày như thế.
Những võ công và truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm là một bộ
phận tất yếu của lịch sử nước Việt Nam trước thời kỳ thuộc địa. Nó thấm
vào văn học nghệ thuật truyền thống và tâm tính của tầng lớp nông dân
đồng thời là di sản của tấng lớp quan lại. Những điền trang - trại lính là
một yếu tố quyết định sự bành trướng của phần bắc Việt Nam đến vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc “Nam tiến” ấy là một thiên anh hùng ca
khác của lịch sử Việt Nam kéo dài trên 450 năm, từ đầu thế kỷ XIV đến
cuối thế kỷ XVIII. Việc thờ cúng tổ tiên những người nông dân tiến hành
cùng với niềm tin ngưỡng vật linh và Phật giáo bao gồm lòng tôn kính linh