SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 162

Chính quyền Eisenhower có ý định duy trì việc chia cắt nước Việt Nam,

biến giới tuyến tạm thời tập kết ở vĩ tuyến 17 do Hiệp định Geneve qui
định thành một biên giới quốc tế. Hội đồng an ninh Hoa Kỳ bí mật quyết
định phá hoại những thỏa thuận ở Geneve ngay sau khi vừa ký. Washington
sử dụng Ngô Đình Diệm vốn nhiệt tình hợp tác để ngăn cản tổng tuyển cử
trong cả nước Việt Nam như lời tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve
ấn định vào tháng Bảy năm 1956. Nhưng nếu Diệm lo càn trở một cuộc
tuyển cử mà ông biết mình sẽ thất bại thì không một trong hai bên Việt
Nam nào từ bỏ đòi hỏi sự thống trị trên cả nước. Vả lại ba băng đỏ trên lá
cờ của Bảo Đại rồi của Diệm là hình ảnh ba miền Việt Nam : Bắc, Trung và
Nam. Liên Xô cũng dự họp ở Geneve với Anh quốc nhưng cuối những năm
năm mươi, Khrusev theo đuổi đường lối “cùng tồn tại hòa bình”. . Để hòa
giải với Hoa Kỳ, ông từ chối hậu thuẫn cho những yêu cầu của Hà Nội đòi
tiến hành tổng tuyển cử. Trong một cuộc bàn luận ở Hội đồng Bảo an đầu
năm 1957 sau khi người Mỹ đòi kết nạp miền Nam Việt Nam vào Liên Hợp
Quốc, đại biểu Xô viết đề nghị giải quyết vấn đề bằng chấp nhận cả miền
Bắc và miền Nam vì ỏ Việt Nam có hai quốc gia riêng rẽ.

Hồ Chí Minh phản kháng không quyết liệt lắm. Những biến động trong

nước quá bận rộn và ông rất phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô để xây
dựng lại miền Bắc nên hình như đành để đất nước bị chia cắt, dù sao vẫn là
tạm thời. Người ta thấy một chứng cứ, có lẽ rõ hơn ông muốn, trong bức
thư công khai năm 1956 cho 130.000 quân lính và cán bọ chính quyền Việt
Minh tập kết ra miền Bắc cùng gia đình sau Hội nghị Geneve, Đảng đã bảo
họ có thể trở về sau cuộc tổng tuyển cử năm 1956. Ông Hồ cố giải thích vì
sao không thế : “Đường lối của chúng ta là củng cố miền Bắc chiếu cố
miền Nam”. Diệm sẽ giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan của Hồ Chí
Minh.

Jean-Baptiste Ngô Đình Diệm (người Thiên Chúa giáo thường đặt một

tên Pháp thêm vào tên họ Việt Nam) đã 53 tuổi. Ông cũng lạ lẫm như
Lansdale về thực tiễn chính trị và xã hội của đất nước sau 4 năm lưu vong
trở về ngày 7 tháng Bảy năm 1954. Nhưng việc không biết là do ông muốn
thế. Đây là một người mê muội về ảo tưởng quá khứ của vương triều. Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.