viên của chống bà tuy mũ đội có ấn tượng hơn : một chiếc mũ xanh rộng
vành thay vì chiếc bê-rê. Bà Nhu tự phong mình là người kiểm duyệt nền
đạo đức ở miền Nam Việt Nam. Trong một nước tình trạng đa thê vốn
thường tình, bà làm cho Quốc hội dễ bảo của Diệm biểu quyết một “Luật
gia đình “cấm việc ly dị và qui định những đứa con của vợ hai hoặc vợ lẽ là
không hợp pháp. Bà cũng cho áp dụng một “Luật bảo vệ đạo đức”, cấm
những điệu nhảy, những bài hát tình “bất cứ ở đâu”, cấm thuyết duy linh và
khoa học huyền bí loại thịnh hành ở giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài và những
dạng khác phần lớn người Việt Nam đang thực hiện ; việc sử dụng thuốc
ngừa thai được xem như một tội trọng bị phạt 5 năm tù giam cho trường
hợp tái phạm. Một dân biểu có tham vọng làm mình nổi lên thậm chí gợi ý
luật pháp phải cấm đàn bà Việt Nam mang vú giả nhưng các bạn đồng sự
nhận xét như vậy tạo ra một vấn đề phức tạp vô ích buộc phải tuyển thêm
những cảnh sát viên bổ sung. Nỗi oán giận bà chuốc vào mình thường thể
hiện bằng những lời bàn tán thô bỉ. Những người đàn bà Việt Nam rêu rao
những đĩ điếm ở các quán bar Sài Gòn áp dụng lối mặc áo hở cổ hình chữ
V không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Còn những chuyện ngồi lê đôi
mách về quan hệ xác thịt của bà với ông anh chồng thì không có một chứng
cớ gì. Bà trở thành mục tiêu thích thú của sự tuyên truyền cộng sản, luôn
gọi bà theo tên con gái, theo phong tục Việt Nam là một cách chửi rủa
người đàn bà có chồng. Tên khai sinh của bà là Trần Lệ Xuân, có nghĩa là
“những giọt nước mắt mùa xuân”.
Họ Ngô Đình áp đặt vào miền Nam Việt Nam những thành viên xa lạ
trong phe cánh của họ ; các giáo dân, những đồng hương miền Trung hoặc
những người hợp tác với họ ở miền Bắc. Những người dân miền Bắc không
theo đạo Gia-tô nhưng di cư vào miền Nam vì đã chiến đấu bên cạnh người
Pháp, liên minh với giáo dân để thừa hưởng lợi lộc của chế độ. Tất cả
những người tin cậy ấy được Diệm và gia đình đưa hàng loạt vào hàng ngũ
sĩ quan, chính quyền và cảnh sát. Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu
Long bị dưới quyền những người xa lạ miền Bắc, nói chung kiêu ngạo và
biến chất được bổ nhiệm đứng đầu các tỉnh, huyện. Nhưng Diệm còn đi xa
hơn. Ông ta bãi bỏ chính thể đứng đầu thôn ấp gồm những nông dân xuất