SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 170

Ông muốn trả lại cho các điền chủ càng nhiều đất đai để họ bảo trợ cho chế
độ của mình. Nông dân vẫn phải là nông dân. Cuộc hành trình về Tuy Hòa
năm 1955 dạy cho ông thích về nông thôn, dù đi bộ. Ông cần có một nghi
thức nào đó và chú tâm để mọi việc đi vào trật tự trong tương lai. Ngoài
những bài diễn văn chính thức, ông nói chuyện thân mật với các nhóm chủ
trang trại. Không bao giờ ông đặt những câu hỏi nghiêm túc để biết nguyện
vọng của họ. Ông cho rằng nhiệm vụ của mình là nói với họ phải làm gì và
nhiệm vụ của họ là vâng lời. Ông giải quyết bài toán khó hiểu bằng tuyên
bố một kế hoạch cải cách ruộng đất vừa hành động ngược lại.

Diệm lấy lại của nông dân tất cả ruộng đất Việt Minh đã chia cho họ, thủ

tiêu quyền sở hữu người ta đã cấp cho họ. Ông tịch thu tài sản thuộc về
người Pháp phân phối lại cho những người di cư công giáo miền Bắc thay
vì dân cày miền Nam. Phần còn lại trả cho các điền chủ cũ đã hợp tác với
người Pháp hoặc bất cứ ai là chỗ dựa của chế độ có điều kiện mua. Cuộc
cải cách của Diệm quy định trần cao nhất là 100 hecta mỗi đầu người
nhưng họ Ngô Đình khuyến khích chính quyền làm ngơ trước những mánh
lới bất kể. Càng dễ dàng vì bộ trưởng phụ trách cải cách cũng là một điền
chủ. Để tránh khó khăn, chỉ cần chia đất thành lô theo tên các thành viên
trong một gia đình. Chính quyền cũng tịch thu những đất đai nông dân bỏ
lại để trả cho chủ cũ. Một số ít dân cày miền Nam may mắn được giữ lại
ruộng đất bỗng thấy họ phải trả tô hàng năm tuy trước đây Việt Minh bảo
thuộc về họ một cách hợp pháp. Nhưng nỗi căm giận của họ không là gì so
với những chủ ruộng khác bây giờ trở thành tá điền nhờ vào “cải cách “/.
Năm 1958, Diệm đạt được mục tiêu của mình. Triệt để dựa vào lực lượng
quân đội và cảnh sát ông ta lập lại ở đồng bằng sông Cửu Long đã dẫn đến
việc trước chiến tranh, 2% chủ ruộng chiếm 45% đất đai, còn lại một nửa
dân cày không có gì.

Sự lộn xộn kéo theo mất mát tài sản. Ngu dốt và bận tâm vào giữ gìn

quyền lực loại trừ mọi việc. Diêm hoàn toàn không chú ý đến quân bảo an
và cảnh sát. Năm 1954 khi trở lại nắm quyền, Diệm nghĩ không cần đến bộ
binh và thay bằng máy bay chiến đấu – ném bom. Cho đến cuối cùng ông
không ngừng khuyến cáo những cuộc ném bom bừa bãi và van nài người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.