dược và mọi cung ứng, trang bị lên bãi biển Bắc Phi, Ý, Normandie và Thái
Bình Dương.
Trí tưởng tượng của Krulak không dừng lại ở đấy. Trong những cuộc
hành quân năm 1948, ông thí nghiệm một cuộc tấn công bằng những chiếc
trực thăng nhỏ đầu tiên Sikorski. Tất cả những nguyên tắc không chiến năm
1963 còn mới mẻ, đã được thể hiện 15 năm trước đó trong sách do trung tá
Krulak ở trường Hải quân soạn thảo.
Nhưng trí tuệ đặc biệt không phải lý do duy nhất làm ông có ảnh hưởng
vượt trội trong phái đoàn được cử tới Việt Nam. Ông còn có những quan hệ
đáng tin cậy đặc biệt ở Nhà Trắng. Năm 1943, trung tá Krulak chỉ huy Sư
đoàn 2 lính dù Hải quân ở Nam Thái Bình Dương, phục vụ đơn vị tấn công
độc lập của đô đốc William Halsey. Tháng Mười ông chịu trách nhiệm đổ
bộ trong đêm lên đảo Choiseul ở Salomon. Đấy là một cuộc hành quân
đánh lạc hướng làm quân Nhật tưởng người Mỹ muốn chiếm hòn đảo, kích
thích họ cử lực lượng tăng cường tới đó. Nhưng cuộc tấn công thực sự
được dự kiến ngày mồng 1 tháng Mười một vào hòn đảo lớn Bougainville
với 14.000 lính thủy đánh bộ. Khi rút lui sau một cuộc đột kích, một chiếc
tàu đổ quân của Krulak chở 30 người trong đó có nhiều thương binh đụng
phải một tảng đá ngầm san hô và bắt đầu chìm. Một tàu phóng ngư lôi bảo
vệ họ đến cứu ngay. Công việc tiến hành rất nguy hiểm vì tảng đá ngầm
gần bờ và trực tiếp dưới lưới lửa của quân Nhật . Nhưng chiếc tàu phóng
ngư lôi và viên chỉ huy, một trung úy 26 tuổi ở lại cho đến khi bốc hết mọi
người. Khi xong việc, Krulak muốn tỏ lòng biết ơn anh sĩ quan trẻ. Thời kỳ
ấy ở đảo Salomon, rượi Whisky rất hiếm nhưng Krulak có một chai nhỏ
Theree Feathers trong hành lý của mình trên đảo Vella Lavella căn cứ của
ông “Nếu chúng ta còn sống về đến Vella Lavella, chai rượu ấy là của anh
“, ông nói với viên trung úy như vậy.
Viên sĩ quan trẻ này phải chờ chai rượu Whisky của mình khá lâu.
Krulak còn lo nhiều việc khác. Những cuộc chiến đấu tiếp tục, ông bị
thương hai lần phải nằm bệnh viện một thời gian dài và quên hẳn lời hứa
của mình.