đình Diệm định khai thác sự cố ấy để bắt Arnett và Browne, đưa họ ra xét
xử. CIA cũng được cảnh sát xác nhận việc ấy. Chúng tôi bèn gửi một bức
điện phản kháng lên tổng thống Kennedy. Ông cử ngay Robert Manning,
một nhà báo cũ bây giờ làm việc ở văn phòng Tổng thống đến gặp chúng
tôi. Con người kiên nhẫn và thân mật này lắng nghe những lời kêu ca, than
phiền các mặt của chúng tôi rồi thuyết phục Diệm không truy cứu nữa.
Gia đình Diệm tạm thời không đụng chạm đến các nhà báo và thử chiến
thuật vô cùng ghê rợn hơn là dọa giết chết. Với họ Ngô Đình, đặc biệt Nhu
và vợ, người ta không bao giờ chắc chắn được họ đánh đòn tâm lý hoặc họ
thực sự làm nó. Ít lâu sau, bà Nhu nói với một phóng viên người Anh :
“Halberstam phải bị đưa vào lò thiêu; tôi sẽ sung sướng cung cấp chất
đốt và diêm”.
Nghe bà nói, dù sao người ta cũng có thể chắc chắn bà mong muốn thật
lòng.
Chính cảnh sát báo động với chúng tôi đầu tiên. Sự bất bình lan nhanh
trong cánh bàn giấy cũng ảnh hưởng tới một số cảnh sát. Họ tiếp tục làm
theo lệnh của Phủ tổng thống để giữ việc làm nhưng bắt đầu lo về tương lai
và dù có đồng lõa và suy đốn đạo đức, họ cũng tự cảm thấy có tội. Cuối
tháng Bảy, trong một cuộc biểu tình một thanh tra mặc thường phục lại gần
người quay phim Việt Nam làm việc cho tôi và hãng UPI Movietone News
“Nói với chủ anh ban đêm ra ngoài phải khôn ngoan. Có lẽ chúng tôi sẽ
nhận được lệnh giết ông ta và làm người ta tưởng đó là nạn nhân của Việt
cộng”.
Thời kỳ ấy, Nguyễn Ngọc Rao, phóng viên Việt Nam làm việc ở văn
phòng UPI có quan hệ rất tốt với cảnh sát. Họ cho anh biết bọn Nhu lên
một bản danh sách những người sẽ bị ám sát gồm một số nhà báo, những sĩ
quan Quân lực Cộng hòa, những nhân vật dân sự Việt Nam được xem là
phản bội và có thể làm đảo chính. . Bọn Nhu làm nghiêm chỉnh đấy, cảnh
sát nói gặng. Đây có lẽ là những người sẽ nhận lệnh đi giết họ. Halberstam
và tôi có tên trong danh sách. Do bản thân không có gì chống đối chúng tôi,
các viên chức an ninh khuyên Rao dặn chúng tôi cần đề phòng. Một số