đời tư của phóng viên nhưng cũng đồi hỏi họ phải xử sự đúng đắn trước
công chúng, không như tính cách mãnh liệt của Halberstam.
Chúng tôi đều coi khinh Harkins nhưng chúng tôi cư xử với ông ta lịch
sự, tôn trọng, còn Halberstam khinh bỉ ra mặt. Trong buổi chiêu đãi của Đại
sứ quán nhân ngày lễ quốc khánh mồng 4 tháng bảy, anh công khai từ chối
bắt tay vị tướng trong một không khí người ta cần che đậy tình cảm của
mình.
Richard Holbrooke, 14 năm sau chiếm một vị trí quan trọng trong chính
phủ Carter, nhớ lại bữa ăn tối với chúng tôi vào tối mùa hè năm 1963 ở một
nhà hàng Pháp ở Sài Gòn. Lúc ấy, anh là viên chức trẻ Bộ Ngoại Giao, cố
vấn cho công việc bình định ở một tỉnh phái nam vùng đồng bằng.
Halberstam bắt đầu đả kích nặng nề vào con vật Harkins giả mạo báo cáo
không kể đến việc phung phí tính mạng của những người Mỹ và Việt Nam.
Càng nói anh càng phấn khích và giọng càng gay gắt. Anh giơ nắm tay to,
đấm mạnh xuống bàn hét lên kết luận lời buộc tội của mình :
“Phải đưa Paul D. Harkins ra tòa án quân sự và xử bắn !”.
Holbrooke kín đáo nhìn xung quanh để xem có người nào ở bàn khác
nhận ra anh chàng.
Không có luật nào hạn chế chúng tôi đối mặt với chế độ. Họ Ngô Đình
muốn đàn áp các nhà sư và những người đi theo họ trong những cuộc biểu
tình mà không ai thấy. Các nhà báo nước ngoài có mặt làm những người có
trách nhiệm trong Phật giáo hy vọng nếu họ tiếp tục chiến dịch, các sĩ quan
có cảm tình trong Quân lực Cộng hòa có lẽ sẽ hoạt động chống chế độ hoặc
dư luận quốc tế sẽ thúc đẩy chính quyền Kennedy khuyến khích một cuộc
đảo chính. Họ biết hòa bình với gia đình Diệm luôn luôn khó khăn , nay đã
hoàn toàn không thể và, nếu trật tự lập lại, tất cả bọn họ sẽ bị cho vào tù.
Những người Phật giáo và hội viên ngày càng đông của họ dù sao cũng sẵn
sàng chết để lật đổ chế độ. Một nhà sư, phong thái cổ lỗ như những người
anh em của mình, nhanh chóng thích nghi với phương tiện liên lạc hiện đại
gồm cả máy sao in truyền đơn đả kích, hét lên trong một chiếc loa mang
theo “Đã có máu trên những cà sa của chúng tôi !”.