chính quyền suy sụp toàn bộ; quân đội không để tâm vào chiến tranh (Chữ
KHÔNG do Lodge gạch đít )”.
Nhận xét đó của vị tướng số một của Việt Nam (Minh được người Mỹ
trong đó có Harkins xem là người giỏi về nghề nghiệp nhất trong các tướng
của Sài Gòn ) có tiếng vang trong tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng
trung thành với Diệm, Nguyễn Đình Thuần, “đã tỏ ra có nguyện vọng rời
bỏ đất nước “, Lodge giải thích với Kennedy như vậy. Trong những bức
điện khác, Lodge cũng bác bỏ ý kiến của Harkins cho rằng Diệm là nạn
nhân của Nhu và có thể thuyết phục ông ta rũ bỏ người em. Theo đại sứ,
anh em họ nhận định thế giới cùng một cách như nhau và Diệm đã xác
định cần sự nhanh nhảu của người em trong điều hành cảnh sát và cơ quan
tình báo để nắm chắc được quân đội. Diệm “mong muốn nhiều hơn Nhu
chứ không kém hơn “, Lodge đã nói cụ thể thế.
Kennedy lưỡng lự. Ông không hiểu cuộc cách mạng chính trị và xã hội
đang phát triển ở châu Á hiện đại và những thực tế về chiến tranh du kích.
Ông sợ một làn sóng nổi dậy do cộng sản khơi dậy rộng ở các nước kém
phát triển và quyết định đập tan đi những thiếu hiểu biết về những vấn đề
ấy. Nếu nhạy cảm, ông đã cấm Harkins và Anthis không được tiếp tục ném
bom và bắn giết nông dân Việt Nam. Ông không ngừng gửi cho quân đội
những chỉ thị và gợi ý tiến hành cuộc chiến tranh chống nổi dậy. Nhưng
những ý nghĩ của ông không vượt quá việc sử dụng những lực lượng đặc
biệt, có tên “Mũ nồi xanh”. Những gợi ý của ông không vượt qua giai đoạn
phiêu lưu huyền hoặc với những phương tiện kỹ thuật mới và những mưu
mô trong tiểu thuyết của James Bond, nhân vật mà ông yêu thích.
Ở cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia tại Nhà Trắng ngày thứ sáu mồng
6 tháng Chín 1963, ông chấp thuận sự gợi ý của Mc Namara cử Krulak
sang Sài Gòn một lần nữa để “tập hợp sự kiện “báo cáo với Hội đồng lần
họp sau, ngày thứ ba tiếp đó, Roger Hilsman, phụ trách những vấn đề Viễn
Đông, cố đề nghị có một đại diện Bộ Ngoại giao cùng đi để có một tầm
nhìn độc lập. Kennedy đồng ý . Mc Namara muốn để Krulak đi ngay sau
khi họp xong nhưng Hilsman điện giữ máy bat lại chờ đại diện của mình,
Joseph Mendenhall, nguyên cố vấn chính trị của Đại sứ quán, có thì giờ đến