căn cứ quân sự Andrews gần Washington. Máy bay là một chiếc Boeing
707 không cửa sổ đóng kín, chuyển thành phương tiện chuyên chở các
nhân vật quan trọng, có bàn giấy và phòng ngủ. Người ta gọi nó là “Đặc
biệt cho Mc Namara “vì bộ trưởng Quốc phòng rất thích loại vận chuyển
chớp nhoáng này. Bốn ngày sau như dự kiến và sau một cuộc du lịch vòng
quanh 32.000 cây số, Krulak và Mendenhall đọc hai báo cáo hoàn toàn
tương phản trước cuộc họp mới của Hội đồng an ninh quốc gia ở Nhà
Trắng. Kennedy hỏi :
- Cả hai ông có chắc chắn đã thấy cùng một đất nước ấy không?
- Dễ giải thích thôi, thưa tổng thống, Krulak trả lời : Ông Mendenhall đi
các thành phố, còn tôi, tôi đã xuống vùng nông thôn, chỗ đã có chiến tranh.
- Tôi sẽ gặp ông ngay sau đây tại văn phòng, Kennedy nói với Krulak.
Mc Namara cùng đi với Krulak vào phòng bầu dục khi vừa họp xong.
Tổng thống đã nghiên cứu tập tài liệu, ngước mắt lên nói với Krulak :
“Tôi chỉ muốn ông biết tôi hiểu ông”.
Ông không nói điều gì khác nữa. Hai người đi ra. Trong chiếc xe con đưa
họ về Lầu Năm Góc, Mc Namara và Taylor thỏa mãn. Họ suy ra nhận xét
của Kennedy như là “tôi hiểu điều gì xảy ra và tôi thống nhất ý kiến với các
ông”. Krulak cũng rất hài lòng. Ông cũng hiểu lời của tổng thống với ý
nghĩa ấy.
Đồng ý hay không với Krulak, hai tuần lễ sau đó tổng thống vẫn cử Mc
Namara và Taylor sang Việt Nam vì nhiều “sự việc “hơn. Có lẽ những báo
cáo của Lodge đã kích thích ông làm việc đó, đặc biệt là quan điểm báo
động của Minh. Cuối tháng Chín khi máy bay cất cánh từ Tân Sơn Nhất với
một báo cáo cho Kennedy , người nào đi con đường Mỹ Tho đã có thể thấy
những bóng ma “ấp chiến lược “dọc trên đường. Những hàng cột sắt lủng
lẳng, các mẩu dây thép gai rách nát chỉ rõ ai kiểm soát con đường chính
này của vùng đồng bằng. Nhìn từ trực thăng, cảm giác sức mạnh của du
kích còn lớn hơn và nhìn những thôn ấp ma này càng lạ lùng hơn. Những
dãy lều không mái gợi lên việc xây dựng dường như của trẻ con này vừa
mới bắt đầu đã nhanh chóng bỏ đi.