Mc Namara và Taylor cam đoan với Kennedy “chiến dịch quân sự có
những tiến bộ lớn, tiếp tục phát triển thuận lợi mặc dù tình hình chính trị
căng thẳng nghiêm trọng ở Sài Gòn và chiến tranh vẫn có thể thắng vào
cuối năm 1965. Thậm chí, Harkins có thể đập tan Việt cộng cuối năm 1964
ở các vùng cao su, cao nguyên và các tỉnh bở biển phía bắc Sài Gòn, họ đã
viết trong nhật ký tuyệt mật ngày 2 tháng Mười như thế. Ở vùng đồng bằng
tiến bộ chậm hơn, việc làm thất bại quân du kích vùng nam thủ đô lùi lại
đến cuối năm 1965. “Đến lúc đó có thể rút bộ phận lớn nhất các lực lượng
Mỹ”. Họ đề nghị đưa về nước 1000 lính Mỹ vào cuối năm 1963 để chứng
tỏ thắng lợi đã đến mức nào. Nhà Trắng công bố sắp tới sẽ rút một nghìn
người.
Tuy thế, tổng thống không thấy yên tâm. Các nhà phân tích của CIA cho
ông biết tình hình quân sự của Sài Gòn suy thoái, Văn phòng tình báo và
nghiên cứu của Bộ Ngoại giao thông báo với ông “cán cân quân sự nghiêng
xuống bất lợi “từ tháng Bảy và chế độ Diệm cũng có những vấn đề trong
nước dù không có cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Kennedy tỏ ra bối rối đồng thời giận dữ đối với nguồn thông báo những
tin xấu gây trở ngại rất nhiều vào ngày 22 tháng Mười khi ông tiếp chuyến
thăm xã giao của Arthur Sulzberger vừa nắm quyền lãnh đạo tở NEW
YORK TIMES. Sau vài câu trao đổi thông thường, Kennedy tấn công :
“Ông nghĩ thế nào về anh nhà báo trẻ của ông ở Sài Gòn ?”.
Sulzberger trả lời Halberstam nắm vấn đề rất tốt.
- Ông không nghĩ anh ta quá bám chặt vào các sự kiên ?
- Không, không tí nào.
Kennedy đã gặng hỏi : Tòa báo không bao giờ có dự định chuyển anh ta
đi – Không, chỗ khác ư ? Chưa bao giờ đặt vấn đề ấy, ông giám đốc trả lời.
Nếu Kennedy không bối rối, ông không tàn nhẫn như thế. Sulzberger áp
dụng ngay thái độ bảo vệ như mọi giám đốc những tờ báo khi phóng viên
của họ bị công kích.
Họ Ngô Đình đã rất gần với mong mỏi của tổng thống. Halberstam
không biết Kennedy đích thân đề nghị thuyên chuyển anh, ngày 29 tháng
Mười viết thư cho Vann nói anh sợ sẽ bị trục xuất. Hộ chiếu của anh giữa