SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 339

Chủng viện cũng đóng chặt như một pháo đài. Không ai được ra ngoài

buổi tối để tới trung tâm cách đấy 400 mét. Cuối tháng, Việt cộng táo bạo
đến mức tấn công đồn tiền tiêu cả ban ngày. Một buổi chiều tháng Mười
một, tôi đang ở chỗ câu lạc bộ chủng viện để hỏi các cố vấn thì máy bay bắt
đầu ném bom gần chỗ chúng tôi đến nỗi những viên đá đụng nhau trong
cốc. Du kích thậm chí chẳng quan tâm đến những tiền đồn và các đợt lùng
sục. Quân lính canh gác đã bỏ chạy và những người còn sót lại ở đó được
Việt cộng dùng làm cho công việc quản lý. Giá tiền chuẩn để sống một
tháng là 10.000 viên đạn Lính cảnh sát mất tinh thần nộp cho họ và đòi Sài
Gòn 10.000 viên đạn khác để sống thêm một tháng nữa.

Khắp phía bắc vùng đồng bằng và ở những tỉnh bắc Sài Gòn đều diễn ra

tình trạng như vậy. Phần lớn những “ấp chiến lược “mà Harkins tính tỉ mỉ
không còn tồn tại. Đến cuối năm, trừ một số làng Thiên chúa giáo hoặc
những cộng đồng biệt lập vẫn còn chiến đấu với Việt cộng, chế độ Sài Gòn
chỉ còn nắm được những trung tâm huyện và các thị xã. Quân đội Sài Gòn
chỉ phiêu lưu về nông thôn với những phương tiện đáng kể mà sức ép của
Việt cộng làm tăng lên không ngừng. Những vùng trước đây Quân lực
Cộng hòa đi một đại đội nay cần thiết phải có một tiểu đoàn được tăng
cường xe bọc thép, có trọng pháo và máy bay yểm trợ. Gần như mỗi buổi
sáng, con đường lớn của Mỹ Tho giữa vùng đồng bằng bị cắt đứt và mở lại
việc lưu thông; tìm kiếm từng quả mìn, đắp lại các đường hào đào ngang
đường trong đêm. Công việc buổi sáng ấy rất quen thuộc đối với những
người đã cùng đánh nhau với người Pháp, được gọi là “mở đường”. Đằng
sau tấm chắn ấy do người du kích xây dựng mỗi đêm, cán bộ Việt cộng có
thể bình tĩnh tập hợp tầng lớp nông dân cho giai đoạn kết thúc cuộc cách
mạng ở miền Nam.

Cơ quan chỉ huy Mỹ , hoặc ban tham mưu của Harkins hay CIA đã tiếp

tay cho ông Hồ Chí Minh với những qui mô không tưởng tượng được. Gần
300.000 vũ khí Mỹ phân phối cho quân bảo an tự vệ và cảnh sát. Khó nói
chính xác được chuyển sang quân địch bao nhiêu nhưng quân du kích có đủ
để tổ chức tấn công. Tháng Mười một, Hà Nội dốc kho vũ khí đến hàng
chục nghìn. Trong 6 tháng đầu năm 1964, các nguồn tin được phép cho biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.