gái và đưa đứa bé về nhà mình khi Myrtle bỏ rơi con chạy theo những cuộc
phiêu lưu mới. Vann cứ thế qua bốn năm đầu tiên của mình do Lillian hoặc
Mollie trông nom, cho đến khi Myrtle mang thai em gái cùng mẹ của Vann,
Dorothy Lee và cưới Aaron Vann tháng Giêng năm 1929. Các bà dì Vann
mua quần áo mới hoặc cho Vann những đồ dùng cũ của anh em họ và trông
chừng để đứa bé được ăn uống.
Việc có ông bố dượng thật may mắn cho đứa trẻ, bởi có thể sẽ có một gia
đình thực sự. Hơn nữa, bé Johnny, như người ta gọi nó, dần dần mất sự bảo
trợ của các dì. Mollie đi New York năm 1929 ; Lillian và gia đình đi theo
bà này khi chồng mất việc ở sở cảnh sát Norfolk.
Định cư ở New york, Mollie nhuộm tóc vàng, đưa hai đứa con vào nhà
trẻ và làm tiếp viên ở phòng trà Taft Hotel gần rạp chiếu phim lớn nhất thời
ấy. Chủ phòng trà là một người Ý đẹp trai, hãnh diện vì giống ngôi sao điện
ảnh đồng hương Rodolp Valentino. Mollie phải lòng anh ta, ly dị người
chồng Norfolk, trở thành bà Terzo Tosolini, giữa lại hai đứa con. Nói về
Queenie cũng như về mình, Mollie cho rằng " Mẹ tôi là một người phụ nữ
thời đại " để giải thích điều gì làm cả hai người rời bỏ 16 héc ta đất của Bill
Tripp để đến New York.
Frank Vann cho người ta có cảm giác là một người có trách nhiệm, đã 30
tuổi, hơn Myrtle 7 tuổi, khi cưới cô năm 1929. Anh trải qua thời thanh niên
ở bờ biển bang Carolina, gần biên giới Virginia, chỗ bố anh là một tá điền
rất thông minh và chăm chỉ, nuôi chín đứa con. Nhờ nhà thờ đã rửa tội và
thu nhập khiêm tốn của mình, ông cho nhiều đứa con học ở trường trung
học. Frank Vann học đến hết cấp trung học rồi vào làm thư ký cho một cửa
hàng địa phương trước khi đến ở Norfolk Có những ý đồ tốt, anh dễ mến và
hiền lành trong quan hệ với những người khác nhưng sự yếu đuối và niềm
say mê của anh làm những người phụ nữ phụ thuộc vào anh khổ sở.
Bốn năm đầu sau khi cưới nhau, Frank và Myrtle chắc trải qua những
năm dễ chịu nhất tuy thường Frank không có việc làm. Bị Hiệp hội xe buýt
thành phố Norfolk đuổi việc, anh tìm được việc làm trong một dây chuyền
lắp ráp của xưởng xe Ford nhưng lại mất ngay vì kinh tế suy thoái trầm