thờ dự lễ ấn định vào bốn giờ rưỡi, Myrtlre bỗng thấy chiếc tất của mình
tuột ra :
- Tôi không vào đâu, bà nói với Mollie. Tất của tôi bị rách.
- Dì phải vào, Mollie trả lời. Giờ này không tìm được tất nữa đâu. Hôn
lễ sắp bắt đầu rồi. Mọi người đã có mặt. Phải vào thôi.
- Tôi không vào nhà thờ với một chiếc tất bị tuột, Myrtle khăng khăng
nói.
- Nhưng không ai nhận thấy đâu. Mọi người nhìn vào cô dâu và không
ai để ý đến dì.
Myrtle vẫn không đổi ý. Mary Allen có ý kiến can thiệp.
“Bà đừng lo, bà Vann. Chúng tôi sẽ tìm một đôi tất đâu đó. Bà cứ bình
tâm”.
Không ai nhớ Mary Allen đã tìm bằng cách nào, họ dừng lại trước một
cửa hàng hoặc bà trở về nhà lấy. và Myrtle vẫn có một đôi tất thay nhanh
trước khi vào nhà thờ.
Chính John làm buổi lễ chậm nửa tiếng đồng hồ. Anh lạc đường khi lái
chiếc xe của Mollie đi cùng với Joe Raby. Nhà nguyện Divinity School,
một kiến trúc kiểu Gôtic mới có một vẻ đẹp thơ mộng nên, cũng như nhiều
cô dâu của Rochester, Mary Jane đã chọn chỗ này thay vì nhà thờ cô vẫn đi
lễ. Mục sư giáo phái trưởng lão của nhà thờ gia đình Allen, chủ trì, trấn an
khách mà không trấn an được mình khi thông báo phải chờ một lúc vì
chàng rể đến chậm. Mary Jane nhớ lại hình như chỉ duy nhất cô không lo
lắng. Cô đã chắc chắn John và cô là của nhau, anh ấy sẽ đến và cưới cô.
Đối với một người lạ, nhà nguyện ở bên ngoài thành phố không dễ tìm.
Vann chỉ biết trung tâm Rochester và hôm trước buổi tập dượt lễ thành hôn
làm ở nhà thờ của gia đình Allen. John đã hỏi đường một viên cảnh sát đi
mô tô và thế là chàng rể đến nhà nguyện chậm nhưng được ngoạn mục
thông báo bằng một hồi còi cảnh sát.
Tuy vội vã vì điều kiện của chàng rể tương lai, ông bà Allen chuẩn bị
cho đám cưới của con gái không giống những gì sẽ tiến hành ở Norfolk
hoặc thành phố Atlantic. Bàn thờ sáng choang vì những cây nến với hai
bình khổng lồ hoa lay ơn hồng và trắng trên nền những cành lá cọ. Mary