VI
TRỞ LẠI CUỘC CHIẾN
Khi Vann trở lại Việt Nam vào cuối tháng Ba năm 1965, đất nước này
đang sắp bước vào cuộc chiến tranh dữ dội nhất trong lịch sử. Đầu tháng,
Lyndon Johnson phát động cuộc hành quân “Thần sấm” ném bom Bắc Việt
Nam. Hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng để
bảo vệ căn cứ không quân sẽ sử dụng làm điểm xuất phát của nhiều cuộc
oanh kích. Ở Sài Gòn, từ tổng hành dinh chỉ huy Phái đoàn viện trợ quân sự
Mỹ, tướng William DePuy, thiếu tướng phụ trách những cuộc hành quân
của Westmoreland, đã bắt đầu giai đoạn một của kế hoạch sẽ đưa hàng trăm
nghìn lính Mỹ đến miền Nam. Trọng pháo, xe bọc thép và một hạm đội
máy bay tiêm kích ném bom của cuộc chiến tranh Mỹ mới này đã lên
đường để tiêu diệt những người cộng sản Việt Nam và đồng minh của họ.
DePuy đã nói “Chúng ta sẽ tiêu diệt họ”.
Sáng chủ nhật ngày 21 tháng Ba 1965, ngày đầu tiên Vann trở lại Sài
Gòn, chuông điện thoại phòng khách sạn anh ở vang lên rất sớm. Cao gọi.
Theo cách của mình và mặc dù đã có những cuộc cãi nhau tồi tệ, Vann vẫn
giữ quan hệ thân mật với những người Việt Nam anh quen biết. Cao cũng
không ngoại lệ và ông ta hàm ơn Vann đã đề nghị từ Denver một sự giúp đỡ
tài chính cho ông sau khi Diệm bị lật đổ. Cao có nguy cơ bị gạch tên khỏi
danh sách sĩ qaun quân đội Nam Việt Nam và như vậy là mất mọi cách đảm
bảo cuộc sống của vợ và đàn con đông. Vann biết số tiết kiệm của ông ta ít
vì một trong những đức tính nghề nghiệp hiếm hoi của ông là tương đối
trung thực trong việc quản lý quỷ, anh đã đề nghị trợ lý của Lodge và Bob
York cố gắng giúp đỡ Cao và tin cho ông có thể dựa vào anh cho đến khi
tìm được những nguồn lợi khác. Nhưng Cao không cần một sự cứu giúp
nào vì ông ta đã thu xếp để các đồng nghiệp tướng tá Sài Gòn nhìn đến ông
trong cơn lốc chính trị sau khi lật đổ Diệm. Chán nản vì sự bất lực của
nhóm nổi dậy, Lodge đã để cho đại tướng Nguyễn Khánh, một quân nhân