Mọi điều ở Hậu Nghĩa chỉ rõ chế độ Sài Gòn không đứng vững đến năm
1966 nếu không có người Mỹ cứu. Những vụ nổ mìn, những cuộc phục
kích thường xuyên trên đường Sài Gòn đến nỗi chính Vann và Ramsey
chứng kiến khi đi qua những chiếc xe Jeep và ô tô bị phá hủy mà không ai
lấy đi những xác chết, những mảng thân thể gần xác xe cộ. Một số buổi
sáng quân du kích đánh đổ những chiếc xe quân sự cách các đồn kiểm soát
hai cửa ngõ vào Bầu Trại không tới 200 mét. Cảnh sát gác đêm trong đồn
hắn có nghe Việt cộng chôn mìn dưới lòng đường hoặc nhìn thấy họ giăng
dây ngòi nổ dưới ánh sáng trăng nhưng họ chẳng nói gì. Việc bỏ trốn cũng
thường xuyên hơn. Các trưởng ấp trong số sáu ấp được cho là “bình định”
ở gần Bàu Trại không còn hài lòng về sự bảo đảm mà họ mua được bằng
cách bí mật giúp Việt cộng nữa. Họ công khai đào ngũ. Một trong bọn họ
kéo theo người phó và hầu hết cảnh sát trong ấp. Phần lớn thành viên của
đơn vị này là những thanh niên vừa trưởng thành, công khai hân hoan mỗi
lần Vann và Ramsey vốn mến họ, đưa tới cho dầu ăn hoặc lúa mì bù vào
đồng lương rẻ mạt. Những chàng trai trẻ vô tư ấy trước khi đào ngũ, đã nổi
dậy giết một bộ phận trong nhóm bình định địa phương.
Những người trung thành với chế độ Sài Gòn thì hết sức lo sợ một tia lửa
nhỏ có thể làm bùng thùng thuốc súng. Trong những tháng cuối, làng Đức
Lập cách Bầu Trại ba cây số cố gắng có nhiều đợt tấn công. Một buổi sáng,
người ta đồn rằng có một trung đội Việt cộng đang đến. Chỉ một trung đội !
Cảnh sát thường trực rồi Lực lượng đặc biệt, cuối cùng cả tổng hành dinh
một tiểu đoàn biệt kích hoảng loạn bỏ chạy. Sau khi biết tiếng đồn không
đúng, họ trở về theo từng toán nhỏ. Vann và Ramsey sẽ không chú ý nhiều
nếu nỗi sợ hãi ấy diễn ra trong đêm tối. Nhưng lúc ấy là 10 giờ sáng !
Vann không thay đổi quan điểm từ năm 1962, vẫn cho rằng thật điên rồ
nếu tiến hành cuộc chiến tranh bằng quân đội Mỹ. Mùa xuân năm 1964 anh
viết thư cho trợ lý của Lodge”. Nếu cuộc chiến tranh này phải thắng thì
phải do người Việt Nam . Không có gì thiếu khôn ngoan hơn việc đưa hàng
loạt quân đội Mỹ hoặc nước ngoài vào. Chúng ta sẽ sa lầy cả vào đó mà
chẳng làm được việc gì có giá trị cả”. Một năm sau, khi Hải quân và quân
đội bắt đầu vào, Vann vẫn nghĩ như thế.