ngọn đèo tránh được đạn của quân địch. Một phi công khác theo con đường
phía tây cùng đêm ấy với Vann đi ngay sau anh và đến nơi không có vấn đề
gì.
Nhưng khi biết rõ John Vann, người ta không đặt câu hỏi nữa. Con
đường 14 nhanh nhất và Vann thích chơi trội. Trong trạng thái phấn khích,
anh hào hứng thử thách kẻ thù với ngọn đèo khi đi qua đó hết tốc độ trong
đêm. Doughtie không biết có những nguy cơ ấy hoặc không hiểu vì thiếu
kinh nghiệm. Vì vậy, anh không cưỡng lại Vann như Richards chắc đã làm.
Bốn tháng sau khi Vann chết, tôi tìm lại bụi cây. Tôi đã lên cao nguyên
phỏng vấn Rhotenberry, Bá và những người tham gia trận đánh cuối cùng
với anh, cảm thấy tôi không thể ra đi mà không thấy được chỗ trực thăng
của anh bị tan tành. Tôi đã đọc các báo cáo chính thức nhưng không đủ để
giải thích về John Vann. Có cái gì đó hơn thế.
Các cố vấn CORDS ở Pleiku đưa tôi đi bằng trực thăng đến căn cứ
Ranger gần chỗ tai nạn. Chúng tôi gặp một chuẩn úy, một người miền núi
trong vùng nói có biết việc xảy ra ở đâu và chúng tôi xuống con đường đi
vào ấp Ro Uay.
Hôm ấy, nắng ấm với nhiều đám mây trắng trên trời, tầm nhìn xa mấy
cây số. Bụi cây cách đường 50 mét về phía tây của thôn ấp, là phần còn lại
duy nhất của khu rừng. Những người miền núi làm nương trên đất đã bị đốt
cháy. Họ chặt và đốt cây cối, bờ bụi, gieo hạt cho đến lúc đất cạn kiệt sau
ba, bốn năm. Những cây cối khác xung quanh thấp bé, mọc lên trên những
cánh đồng đã bỏ lại. Có vẻ lạ lùng vì chiếc trực thăng của Vann đã đụng
phải bụi cây sót lại trong đêm mưa.
Xác máy bay rải rác xung quanh khoảng 50, 60 mét. Tóc độ máy tông
vào cây và những thùng nhiên liệu nổ làm chiếc trực thăng nhỏ nát vụn.
Phần duy nhất còn nhận ra là chiếc đuôi cong. Những cây to nhìn rất đẹp
với thân cây sừng sững, phía trên là tán lá dày tỏa bóng dưới những tia
nắng mặt trời. Tôi tự hỏi vì sao dân chúng trong bộ tộc để nguyên bụi cây
như vậy.
Gần những cây to là những thân gỗ tròn gọt vuông vắn thẳng xuống đất.
Tôi hỏi viên chuẩn úy miền núi đấy là gì. Ông quay vòng bàn tay nói đi nói