Heartland theo sơ đồ Mackinder, và đây là nhân tố thúc đẩy thực tế
chính trị của Trung Quốc ngày nay.
Thật vậy, câu hỏi bây giờ là: nhóm dân tộc Hán với đa số áp đảo,
chiếm tới hơn 90% dân số Trung Quốc, liệu có thành công trong việc
duy trì một cách hòa bình sự kiểm soát của mình đối với người Tây
Tạng, người Uighur Turk và người Nội Mông đang sống tại những
lãnh thổ vùng biên? Tương lai của nhà nước Trung Quốc phụ thuộc
vào đáp án cho câu hỏi này, đặc biệt là Trung Quốc đang trải qua
tình trạng bất ổn kinh tế và xã hội.
Tạm thời, Trung Quốc đang ở đỉnh cao của quyền lực lục địa của
mình, ngay cả khi những vết thương cưỡng đoạt lãnh thổ bởi các
quốc gia châu Âu, Nga và Nhật Bản, theo những tiêu chuẩn lịch sử
của Trung Quốc, vẫn còn như rất mới đây. Vì trong thế kỷ XIX, khi
triều đại nhà Thanh trở thành kẻ ốm yếu ở Đông Á, Trung Quốc bị
mất nhiều bộ phận [mà Trung Quốc coi là] lãnh thổ của mình: những
lãnh thổ phải triều cống phía nam như Nepal và Miến Điện rơi vào
tay Vương quốc Anh, Đông Dương - vào tay Pháp; Đài Loan và các
lãnh thổ phải triều cống như Triều Tiên và Sakhalin - vào tay Nhật
Bản; Mông Cổ, Amuria, và Ussuria - vào tay Nga. Tiếp đó, trong thế
kỷ XX, bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu rơi vào tay Nhật Bản. Còn
phải bổ sung thêm vào đây nỗi nhục do những hiệp định về đặc
quyền ngoại giao thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, theo đó, các nước
phương Tây được quyền kiểm soát trọn vẹn một số bộ phận của các
thành phố lớn của Trung Quốc. Bây giờ ta chuyển nhanh đến những
năm 1950, khi những bản đồ bắt đầu xuất hiện trong các trường
trung học Trung Quốc về một nước Đại Trung Hoa, trên đó thể hiện
toàn bộ những khu vực đã mất, cũng như cả phần đông Kazakhstan
và Kyrgyzstan. Mao Trạch Đông, người đã củng cố Trung Quốc lục