phía tây nam, được giúp sức bởi người Uighur Turk ở phía tây bắc.
Trung Quốc luôn thích chơi trò xúi các dân tộc thảo nguyên xung đột
với nhau, chứ không chiến đấu với tất cả họ cùng một lúc. Nhưng
quân đội không phải là công cụ duy nhất có trong tay nhà Đường.
“Học thuyết Khổng Tử,” nhà sử học Anh John Keay viết, “được hệ
thống hóa trong thời ‘Chiến Quốc’ và một phần được xác định bởi
những sự kiện đương đại, đã rất kiên quyết về sự kiểm soát dân sự
đối với nhiệm vụ quân sự.” Một trong những “nguyên tắc đạo đức vẻ
vang của Trung Quốc cổ đại,” Fairbank viết, là chủ nghĩa hòa bình
hợp lý, điều đã đưa đến một châm ngôn của Nho giáo “đức trị - cai
trị bằng đức độ”. Theo các sử gia, chủ nghĩa hòa bình này đôi khi bị
chỉ trích vì một thực tế là mỗi khi Trung Quốc xâm lấn các vùng đồng
cỏ và các vùng cao nguyên, những người chăn nuôi du mục cũng đã
lần lượt xâm lấn Trung Quốc. Năm 763 các lực lượng Tây Tạng đã
đến cướp phá thủ đô Trường An của nhà Đường. Theo một cách ấn
tượng hơn, các triều đại Tấn, Liêu và Nguyên - tất cả đều đến từ
những thảo nguyên phương Bắc - đã phải chịu đựng sự xâm lược
quân sự từ phía Nội Á trong suốt thời Trung cổ. Điều này được xem
như là hậu quả của sự thất bại các triều đại Tống và Minh bản địa,
bất chấp công nghệ quân sự mang tính cách mạng của họ, trong
việc chiếm lại những vùng đất thảo nguyên. Nội Á, từ Tây Tạng và
Đông Turkestan qua Mông Cổ đến vùng biên ải Viễn Đông với Nga,
chỉ được thu hồi trở lại bởi nhà Mãn Thanh trong thế kỷ XVII và
XVIII. Cũng vào thời gian này, lãnh thổ đa sắc tộc do nhà nước
Trung Quốc kiểm soát hiện nay đã được định rõ lần đầu tiên: ví dụ,
Đài Loan được chiếm vào năm 1683. Tóm lại, Trung Quốc đã trở
thành một sức mạnh của lục địa rộng lớn bởi những tương tác tiến
và lùi liên tục của nó với miền đất thảo nguyên Nội Á trải dài tới tận