học, tên gọi của Trung Quốc đã được đặt theo tên của triều đại này.
Vào thế kỷ I TCN, dưới triều đại nhà Hán (thay thế nhà Tần), Trung
Quốc đã bao gồm tất cả các khu vực trung tâm có thể canh tác
được từ thượng nguồn các sông Hoàng Hà và Dương Tử đến bờ
Thái Bình Dương, và từ biển Bột Hải ven bán đảo Triều Tiên đến
Biển Đông. Một sự kết hợp những lời đề nghị ngoại giao và những
cuộc đánh phá quân sự đã cho phép các hoàng đế nhà Hán thiết lập
những chư hầu phong kiến trong đám người Hung Nô (Xiongnu),
tức là người Hung (Huns) du mục ở Ngoại Mông và Đông Turkestan
(Tân Cương), cũng như ở phần Nam Mãn Châu và phía bắc Triều
Tiên.
Một mẫu hình đã được thiết lập. Nền văn minh nông nghiệp định
cư Trung Quốc đã phải liên tục phấn đấu để tạo ra một vùng đệm
với mục đích đề phòng các dân tộc du mục ở vùng cao khô hạn tiếp
giáp nó từ ba phía, từ Mãn Châu đi vòng ngược chiều kim đồng hồ
đến Tây Tạng. Tình trạng lịch sử tiến thoái lưỡng nan này về mặt
cấu trúc tương tự như của người Nga, vì họ cũng cần những vùng
đệm, nhưng trong khi người Nga với dân số ít ỏi trải dài trên 11 múi
giờ, Trung Quốc tỏ ra gắn kết hơn nhiều và có mật độ dân cư tương
đối cao từ thời cổ đại. So với nước Nga, Trung Quốc có tương đối ít
điều để phải lo sợ, nên đã không buộc phải quân sự hóa quá mức.
Tuy nhiên, mặc dù vậy, nó vẫn có những thời kỳ đặc biệt hiếu chiến.
Dưới thời các hoàng đế nhà Đường hồi thế kỷ VIII, những kỳ tích
quân sự đã đi đôi với sự nở hoa văn học và nghệ thuật. Những đạo
quân nhà Đường đã xuyên cắt qua Mông Cổ và Tây Tạng để thiết
lập những vùng bảo hộ trên khắp miền Trung Á, tới tận Khorasan ở
đông bắc Iran, và bằng cách đó đã phát triển con Đường Tơ lụa.
Đồng thời, các hoàng đế nhà Đường đã đánh người Tây Tạng ở