mạnh, và để mượn lời Napoleon, tôi sẽ nói rằng chính sách của
Trung Quốc thật gắn bó với hoàn cảnh địa lý của nó.
Vị thế của Trung Quốc trên bản đồ Trung Á-Đông Á, như tôi đã
nhấn mạnh, là rất thuận lợi, nhưng Trung Quốc của thế kỷ XXI lại
không hoàn chỉnh một cách nguy hiểm. Ví dụ, Mông Cổ (người
Trung Quốc vẫn thường cố tình gọi là “Ngoại Mông”), là một khu vực
mênh mông, có hình hài giống như một miếng cắn tách khỏi Trung
Quốc, bởi có ba mặt giáp giới nhau ở các phía nam, tây và đông.
Đất nước này có mật độ dân số thuộc nhóm thấp nhất thế giới, giờ
đây đang phải đương đầu với một luồng người di cư rất lớn từ các
thành phố lớn của Trung Quốc. Trung Quốc đã lấp đầy Nội Mông
bằng những lớp người Hán nhập cư, và vì thế người Mông Cổ đang
lo đến lượt mình sẽ bị chinh phục theo cách dân số học. Ngày trước
đã một lần xâm lấn Mông Cổ bằng cách chuyển dịch đường ranh
giới đất canh tác về phía bắc, lần này Trung Quốc có thể tìm cách
thôn tính nó thông qua thương mại và các dự án phát triển. Trung
Quốc đang thèm muốn nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá, uranium
và những khoáng sản chiến lược khác, cũng như những thảo
nguyên khô-trống rộng lớn từng thuộc vùng chiếm đóng thời Mãn
Thanh trước đây. Còn có thể vì lý do nào khác để Trung Quốc xây
dựng những con đường giao thông vào Mông Cổ? Do công nghiệp
hóa và đô thị hóa không kiềm chế, Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn
nhất thế giới về nhôm, đồng, than, chì, niken, kẽm, sắt và quặng sắt,
những thứ mà Mông Cổ có thừa. Phần tiêu thụ kim loại của Trung
Quốc so với toàn cầu đã tăng từ 10 lên 25% kể từ những năm 1990.
Do đó, các công ty khai khoáng Trung Quốc đang tìm cách kiểm
soát những đối tác Mông Cổ của họ. Từ việc Trung Quốc thâu tóm
Tây Tạng, Macau và Hong Kong, và qua thái độ đối với Mông Cổ ta