SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 305

mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, trong khi vùng
Viễn Đông với dân cư quá ít ỏi của Nga lại có những trữ lượng lớn
khí tự nhiên, dầu hỏa, gỗ, kim cương và vàng. “Bằng cách hợp tác,
Nga và Trung Quốc có thể điều khiển thế giới”, đó là lời bình luận
của ông David Bair, phóng viên tờ Daily Telegraph, nhưng đã có
những căng thẳng giữa hai nước ở vùng Viễn Đông Nga. “Moskva
đang cảnh giác trước số lượng lớn người định cư Trung Quốc đến
khu vực này, đem theo sau họ những công ty khai thác gỗ và mỏ.” Ở
đây, cũng như ở Mông Cổ, không phải là một cuộc xâm lược vũ
trang hoặc một sự sáp nhập chính tắc, mà là một dạng thực dân
ngấm ngầm, bởi vì nó cho phép kiểm soát kinh tế của một khu vực
với phần lớn diện tích từng thuộc về Trung Quốc thời các triều đại
nhà Minh và nhà Thanh.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung

Quốc và Liên Xô đã dẫn đến những cuộc đụng độ quân sự: vào năm
1969, 53 sư đoàn của quân đội Liên Xô đã được điều đến Sibir, trên
bờ phía Nga của các sông Amur và Ussuri. Trung Quốc của Mao đã
đáp lại bằng cách triển khai một triệu quân dọc biên giới phía mình,
đồng thời xây dựng hầm trú bom tại các thành phố lớn. Để giúp
giảm bớt áp lực trên sườn phía tây của mình, và cũng là để tập
trung vào vùng Viễn Đông, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev
đã đưa ra chính sách hòa dịu với Hoa Kỳ. Về phần mình, Trung
Quốc thấy mình gần như bị bao vây bởi Liên Xô cùng với các quốc
gia vệ tinh của Liên Xô là Mông Cổ, Bắc Việt Nam thân Liên Xô cùng
với Lào hàng xóm vốn ủng hộ Việt Nam, và Ấn Độ thân Liên Xô. Tất
cả những căng thẳng này đã dẫn đến sự chia rẽ Trung - Xô, và
chính quyền Nixon đã có thể lợi dụng bằng việc bắt tay với Trung
Quốc hồi 1971-1972.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.