xây dựng vào thế kỷ III TCN với mục tiêu đẩy lùi những kẻ xâm lược
Turk. Liên quan với điều đó, chính tình hình đương thời trên đất liền
thuận lợi, hơn bất kỳ yếu tố nào khác, đã cho phép Trung Quốc bắt
tay vào xây dựng một lực lượng hải quân lớn nhằm chinh phục Thái
Bình Dương và có thể cả Ấn Độ Dương, đưa khu vực này trở lại
như một phần không gian địa lý của Trung Quốc. Nhưng một cuộc
xâm lược của Mông Cổ từ phía bắc đã dẫn đến việc kết thúc những
cuộc xâm nhập của nhà Minh ở Ấn Độ Dương trong thế kỷ XV.
Trong khi các thành quốc ven bờ và những đảo quốc, lớn nhỏ đủ
loại, đều theo đuổi một cách có hệ thống sức mạnh biển, thì một
quốc gia thuần lục địa, đúng hơn nữa thì phải gọi là một quốc gia có
truyền thống theo chủ nghĩa biệt lập như Trung Quốc, thực là một
điều hiếm hoi: dấu hiệu của một đế chế đa loại đang chớm nở.
Trong quá khứ, Trung Quốc vốn an toàn trong các thung lũng sông
màu mỡ, chưa bao giờ bị thiếu thốn đến mức buộc phải xuống biển,
như trường hợp người Viking khi xưa sống trong miền đất giá lạnh
và cằn cỗi. Đối với Trung Quốc, Thái Bình Dương có ít triển vọng, và
xét về nhiều khía cạnh, nó chỉ là một con đường không đi tới đâu,
ngược lại với Địa Trung Hải và biển Aegea, nơi có những hòn đảo
rải rác trong một không gian biển kín. Vào đầu thế kỷ XIX, Georg
Wilhelm Friedrich Hegel đã giải thích rằng người Trung Quốc, không
giống như người châu Âu, chưa bao giờ tạo ra được sự táo bạo cần
thiết để khám phá không gian biển, mà lý do là vì họ đã sẵn có
những điều kiện thuận lợi và thoải mái trên các đồng bằng màu mỡ
của mình.
Mặt khác, cho đến thế kỷ XIII, có lẽ dân Trung Quốc cũng chưa
bao giờ được nghe nói về Formosa (tên cũ của đảo Đài Loan), và họ
chỉ đưa người đến định cư ở đó vào thế kỷ XVII, sau khi Bồ Đào