Nha và Hà Lan đặt các chi nhánh hãng buôn tại đảo này. Như vậy,
qua việc tiến ra biển theo cách ta thấy hiện nay, Trung Quốc đang
chứng tỏ đã có được vị thế thuận lợi trên lục địa tại khu vực trái tim
của châu Á.
Đông Á trong dài hạn tất phải trở thành vũ đài đối đầu giữa sức
mạnh lục địa của Trung Quốc và sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ,
mà tâm điểm trong những năm tới sẽ là Đài Loan và bán đảo Triều
Tiên. Suốt nhiều thập niên, Trung Quốc luôn bận tâm về các vấn đề
trên lục địa, nơi mà Mỹ không còn hứng thú, nhất là sau cuộc phiêu
lưu sai lầm ở Việt Nam và những thử thách ở Iraq và Afghanistan.
Nhưng Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của quá trình trở thành
một sức mạnh trên biển, lại vừa là một cường quốc lục địa: đó là
một sự thay đổi lớn trong khu vực.
Xét về địa lý, Trung Quốc có lợi thế nhờ quay mặt ra biển và đại
dương, cũng tương tự như lợi thế của nó trên phần nội địa. Trung
Quốc khống chế đường bờ Đông Á trên Thái Bình Dương và có thế
mạnh là nằm ở vùng ôn đới và nhiệt đới, lại có biên giới phía nam
nằm khá gần Ấn Độ Dương để có thể liên kết với nó trong những
năm tới bằng đường bộ và hệ thống đường ống năng lượng. Trên
biên giới lục địa, Trung Quốc đang có thuận lợi nhất định, nhưng
trong môi trường biển nó phải đối diện với nhiều sự thù địch hơn.
Trong không gian biển rộng lớn, hải quân Trung Quốc gặp phải cái
mà nó gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” (từ Nhật Bản đến Australia, qua
quần đảo Ryuku, bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Philippines và
Indonesia), nơi họ chỉ biết hứng chịu những sự thất thế, và luôn thất
vọng. Thực vậy, đối với Trung Quốc, ngoại trừ Australia, tất cả
những địa điểm này đều là những điểm nóng tiềm năng. Các kịch
bản có thể hàm chứa sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên hay một cuộc