SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 324

cũng không thể một mình chiếm được một lãnh thổ đáng kể, và đó
là lý do để Mahan tin rằng nó không phải là mối đe dọa đối với tự do.
Hải quân có nhiều mục tiêu khác ngoài chiến đấu, trong đó có bảo
vệ thương mại. Sức mạnh biển chủ yếu phù hợp với các quốc gia
không cam chịu những thương vong nặng nề trong trận chiến trên
đất liền. Trung Quốc trong thế kỷ XXI sẽ triển khai sức mạnh cứng
chủ yếu thông qua hải quân, về nguyên tắc có lẽ sẽ đi theo cách
hành xử khoan dung tương tự như các quốc gia và đế quốc hàng
hải khác trong lịch sử, như Venezia, Anh hay Hoa Kỳ: tức là quan
tâm trước hết tới quyền tự do lưu thông hàng hóa tiêu dùng và duy
trì một không gian biển bình yên. Chỉ có điều là nó chưa có được sự
tự tin cần thiết để vận dụng thái độ này. Trên biển mà Trung Quốc
vẫn tư duy theo những tiêu chí lãnh thổ, giống như bất kỳ quốc gia
lục địa nào đang bị đe dọa: cố gắng bành trướng dưới dạng những
vòng tròn đồng tâm theo cách mà Spykman đã nêu trước đây.
Những khái niệm nó thường sử dụng, như “Chuỗi đảo thứ nhất” và
“Chuỗi đảo thứ hai” đều mang bản chất lãnh thổ, nhưng trong những
trường hợp này, nó xem như là phần mở rộng bằng quần đảo của
đất liền Trung Quốc. Người Trung Quốc đã tiếp thu triết lý mang tính
khiêu khích của Alfred Thayer Mahan, mà chưa được chuẩn bị đầy
đủ về sức mạnh trên đại dương xanh khả dĩ giúp cho nó áp dụng lý
thuyết ấy. Tháng 11 năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc lén theo
tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk rồi nổi lên một cách khiêu khích trong
tầm bắn của ngư lôi. Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc đã từ chối
quyền nhập cảnh vào cảng Hồng Kông đối với Kitty Hawk và đơn vị
của nó, mặc dù khi đó thời tiết đang tiếp tục xấu đi (dù vậy, Kitty
Hawk
cũng đã tới thăm Hồng Kông vào đầu năm 2010). Tháng 3
năm 2009, một dúm những tàu Trung Quốc quấy rối tàu tuần tra của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.