lớn lên đảo Guam, tức là di chuyển khỏi những căn cứ chủ lực dễ bị
tấn công. Vì trong một thời đại mà chủ quyền đầy nhạy cảm, được
bảo vệ bởi các phương tiện thông tin đại chúng có mặt khắp nơi,
việc tăng cường sức mạnh cho các căn cứ của nước ngoài làm cho
người dân địa phương khó chấp nhận chúng về mặt chính trị. Riêng
Guam là ngoại lệ vì nó thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã nếm
trải khó khăn như vậy trong việc sử dụng các căn cứ của mình ở
Thổ Nhĩ Kỳ trước cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, và trong một thời
gian ngắn với việc sử dụng các căn cứ ở Nhật Bản vào năm 2010.
Nếu sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc bây giờ ít bị tranh cãi, chủ yếu
là do gần đây quân số Mỹ đã giảm từ 38.000 xuống 25.000, và việc
chấm dứt tuần tra ở khu buôn bán của thành phố Seoul.
Trong mọi trường hợp, sự nắm giữ chuỗi đảo thứ nhất của
người Mỹ đang bắt đầu được yêu cầu nới lỏng. Dân địa phương
cảm thấy không mấy dễ chịu đối với những căn cứ của nước ngoài,
trong khi đó, một sức mạnh của Trung Quốc đang lên đang vừa
đóng vai kẻ hăm dọa, vừa đóng vai kẻ quyến rũ, có thể làm phức tạp
những mối quan hệ song phương của Hoa Kỳ với các đồng minh
của họ ở Thái Bình Dương. Gần như đã đến lúc điều này xảy ra. Ví
dụ, cuộc khủng hoảng những năm 2009-2010 trong quan hệ Mỹ-
Nhật, trong đó một chính phủ mới còn thiếu kinh nghiệm của Nhật
muốn viết lại các quy tắc của quan hệ song phương có lợi cho
Tokyo, đồng thời lại nói về việc phát triển quan hệ sâu sắc hơn với
Trung Quốc, mà lẽ ra đã phải xảy ra nhiều năm trước. Vị thế ưu trội
của Mỹ ở Thái Bình Dương là một di sản đã quá thời của Thế chiến
II, cuộc chiến đã để lại Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines trong
tình trạng bị tàn phá nặng nề: sự chia cắt Triều Tiên cũng không thể
làm khác, vì nó là sản phẩm của cuộc chiến đã kết thúc sáu thập kỷ