SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 337

(cho đến những năm 1990) Philippines, mặc dù Guam chỉ cách Bắc
Triều Tiên bốn giờ máy bay và Đài Loan hai ngày đường tàu biển.
Hơn nữa, vì những hòn đảo này đều thuộc sở hữu của Mỹ, hoặc
đều phụ thuộc vào Mỹ về kinh tế, nước này có thể đầu tư quốc
phòng khổng lồ vào đấy mà không sợ bị đuổi ra khỏi nhà.

Căn cứ không quân Andersen cắm trên đảo Guam đã là một chỗ

đứng thành công nhất trên thế giới của Mỹ về triển khai sức mạnh
cứng. Với kho tàng thường trực 100.000 quả bom và tên lửa, cùng
với 250 triệu lít nhiên liệu máy bay phản lực, nó là điểm cung cấp
hậu cần hàng không lớn nhất thế giới. Trên những đường băng của
nó đầy những máy bay đường dài C-17 Globemasters và F/A-18
Hornet, và v.v.. Guam cũng là nhà của một đội tàu ngầm của Mỹ và
một căn cứ hải quân mở rộng. Guam và nhóm đảo Mariana Bắc lân
cận, đều thuộc Mỹ, nằm gần như cách đều Nhật Bản và eo biển
Malacca.

Sau nữa, tiềm năng chiến lược của phía tây nam châu Đại

Dương cũng không kém phần quan trọng, với các điểm neo đậu
ngoài khơi các đảo Ashmore và Cartier thuộc Australia, và bờ biển
phía tây Australia trải dài từ Darwin đến Perth. Tất cả những khu
vực này đều nằm gần trung tâm huyết mạch của nền kinh tế thế
giới, nơi trung chuyển dầu và khí đốt tự nhiên từ Trung Đông đến
những tầng lớp trung lưu đang nổi lên của Đông Á. Theo bản kế
hoạch của Pat Garrett, hải quân và không quân Mỹ nên tận dụng lợi
thế địa lý của châu Đại Dương để tạo ra một “lực lượng khu vực
tiềm tàng” nằm “ở ngay bên kia chân trời” tính từ những đường biên
giới tiềm tàng của Đại Trung Quốc và những làn đường vận chuyên
chính của đại lục Á-Âu. Một “lực lượng khu vực tiềm tàng” là biến
thể của “hạm đội tiềm năng” trong khái niệm của chiến lược gia hải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.