SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 336

bên ngoài, nhưng như thế có nguy cơ là chưa đủ. Những đồng minh
quan trọng như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore đều kêu
gọi hải quân và không quân Mỹ “hòa đồng” với quân đội của họ, như
một quan chức cấp cao Ấn Độ nói với tôi: “Mỹ phải là một phần đầy
đủ của bức tranh cả trên đất liền lẫn trên biển hơn là quan sát các
sự kiện từ xa nơi phía chân trời.”

Nhưng chính xác sự hiệp đồng sức mạnh này sẽ là thế nào, cả

trên biển lẫn miền Rimland theo sơ đồ Spykman? Năm 2010, bản kế
hoạch của Lầu Năm Góc đã phác họa một chiến thuật để “Đối lại với
sức mạnh chiến lược của Trung Quốc […] mà không cần đến đối
đầu quân sự trực tiếp”, bất chấp sự tinh giản biên chế của Hải quân
Mỹ, giảm từ 280 xuống còn 250 tàu, cùng sự giảm 15% ngân sách
quốc phòng. Bản kế hoạch này, do đại tá hải quân đã nghỉ hưu Pat
Garrett thành lập, đáng được mô tả ở đây, vì nó đã đưa châu Đại
Dương vào tính toán, nơi sự hiện diện quân sự của Mỹ tăng đáng kể
trong thời gian gần đây, đặc biệt là trên đảo Guam.

Đảo Guam, Palau, Mariana Bắc, đảo Solomon, đảo Marshall và

nhóm đảo Caroline đều thuộc lãnh thổ Mỹ, hoặc Khối Thịnh vượng
chung (dưới sự bảo hộ của Mỹ) hoặc thuộc những vùng lãnh thổ mà
do nghèo đói cũng sẽ muốn được sự bảo hộ này. Vị thế này của Mỹ
tại châu Đại Dương xuất hiện từ chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm
1898 và từ việc Lính thủy Đánh bộ giải phóng các đảo từng bị Nhật
Bản xâm chiếm trong Thế chiến II. Trong những thập niên tới, châu
Đại Dương sẽ đạt được tầm quan trọng lớn hơn, vì nó nằm tương
đối gần châu Á, nhưng vẫn ngoài tầm với của DF-21 (tên lửa đạn
đạo Đông Phong)
và tên lửa chống hạm tối tân hơn của Trung Quốc.
Việc đặt những căn cứ mới ở châu Đại Dương sẽ không mang tính
thách thức đến mức như trường hợp ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.