SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 334

Độ Dương và sang việc bảo vệ các tuyến đường biển trong dài hạn.
Trên thực tế, Trung Quốc đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào
châu Phi cận Sahara, nơi họ nhập khẩu khối lượng lớn tài nguyên:
dầu từ Sudan, Angola và Nigeria; quặng sắt Zambia và Gabon; đồng
và coban từ Congo. Các khu vực khai thác do Trung Quốc đầu tư
đều được kết nối với bờ biển bằng đường bộ và đường sắt, nơi
những tàu biển của Trung Quốc bốc xếp hàng hóa để đưa về Trung
Quốc. Thực ra là việc kiểm soát các tuyến đường giao thông trên
biển ngày nay thậm chí còn quan trọng hơn so với thời Mahan, và
sự bá chủ của Mỹ trên những tuyến đường này có thể không được
tiên định kéo dài mãi mãi.

Tất cả những điều này giải thích vì sao sự cam kết của Mỹ bảo

vệ độc lập của Đài Loan là thứ gì đó sâu xa hơn nhiều so với một
thỏa ước đơn thuần về sự toàn vẹn lãnh thổ của bản thân hòn đảo
này. Thực vậy, tương lai của Đài Loan và Bắc Triều Tiên là những
yếu tố bản lề của cán cân quyền lực hiện nay tại đại lục Á-Âu.

Tình hình hiện nay của châu Á đã bị phức tạp hóa một cách căn

bản và do vậy có nhiều biến động hơn so với những thập kỷ sau
Thế chiến II. Trong khi thế đơn cực của Mỹ suy giảm, cùng với sự
giảm thiểu tương đối về số lượng của Hải quân Mỹ, và với sự gia
tăng đồng thời của kinh tế và quân sự của Trung Quốc (ngay cả với
tốc độ chậm hơn so với trước đây), tính đa cực đang trở thành một
nét đặc trưng ngày càng tăng trong các mối quan hệ quyền lực ở
châu Á. Trong khi Trung Quốc xây dựng bến neo đậu trong lòng đất
cho tàu ngầm ở đảo Hải Nam và phát triển các tên lửa chống tàu,
Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan 114 tên lửa phòng không Patriot và
nhiều hệ thống thông tin liên lạc quân sự tiên tiến. Người Nhật và
người Hàn Quốc đang hiện đại hóa toàn diện hạm tàu của mình, bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.