như là hệ quả của chính cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2009, cũng
là một phong trào tinh tế, như chính cái chế độ mà nó cố tìm cách lật
đổ. Phong trào dân chủ mang tầm toàn cầu này đã khéo léo sử dụng
các phương tiện truyền thông mới nhất (Twitter, Facebook, tin nhắn
SMS) để thúc đẩy sự nghiệp của mình, và đã từng khai thác một
công cụ chuyển tải hỗn hợp giữa chủ nghĩa dân tộc và các giá trị
đạo đức phổ quát. Nhà nước đã buộc phải thực hiện mọi nỗ lực, ít
nhiều tinh tế, để bịt miệng phong trào này lại. Nếu phong trào Xanh
buộc phải lật đổ chính quyền hoặc khởi đầu một thay đổi về triết lý
của chế độ đang hoặc sẽ nghiêng về chính sách đối ngoại của mình
theo chiều hiện đại hóa, thì Iran từ góc độ vị thế chính trị của mình
tại Trung Đông sẽ có thể ngăn chặn sự cực đoan hóa của khu vực.
Một nhà nước Iran khoan dung hơn và cởi mở hơn với thế giới khi
đó sẽ trở thành động lực kinh tế và chính trị trên khắp Trung Đông,
và do đó cho phép người Mỹ quên đi cái bóng ma al-Qaeda và chủ
nghĩa cực đoan bị che khuất cho tới sự kiện Mùa xuân Arab năm
2011.
Nói về số mệnh là một việc nguy hiểm, bởi nó kéo theo chủ
nghĩa Quyết định luận, nhưng đặc điểm địa lý của Iran, cũng như
lịch sử và nguồn nhân lực của nó, trong sự tiến hóa chính trị của
chính Iran, sẽ tạo cho nó vai trò ảnh hưởng đối với tương lai của
Trung Đông và lục địa Á-Âu dù là theo chiều hướng tốt hay xấu.
Nhưng dấu hiệu cho thấy Iran vẫn chưa trở thành thứ mà số phận
dành cho nó bởi thế này nằm ở những gì chưa từng xảy ra ở Trung
Á. Hãy để tôi giải thích. Địa lý của Iran, như đã nói, cho nó vị thế
thuận lợi ở Trung Á trong cùng phạm vi mà nó có ở vùng Lưỡng Hà
và Trung Đông. Tuy nhiên, việc tan rã của Liên Xô cũng đã không
khiến cho những tỉnh cũ trở về với Iran thời các đế quốc Ba Tư. Tiếp