những kết quả xoàng xĩnh của những biến cố và các cuộc cách
mạng làm rung chuyển phần còn lại của thế giới Arab trong Chiến
tranh Lạnh, chế độ được sinh ra từ cuộc cách mạng Iran năm 1978
và 1979 đã thể hiện một sức sống đáng kinh ngạc và tính hiện đại.
Mahmoud Ahmadinejad bằng khả năng linh động và khôn khéo
trong việc tận dụng lợi thế của chính mình đối với các lực lượng
Hezbollah, Hamas và những nhóm nhỏ khác nhau của người Shia
Iraq, đã thực sự ăn nhập hoàn toàn với truyền thống của dân tộc vĩ
đại này; điều đó cũng còn được chứng thực bằng hàng loạt bài viết
về những người thuộc tôn giáo Shia của mình, cũng như tính hiệu
quả của các tổ chức đảm bảo an ninh của đất nước trong cuộc
chiến chống lại bất đồng chính kiến. Cuộc cách mạng Iran đã tạo ra
một cấu trúc phong phú của chính phủ, trong đó các trung tâm
quyền lực rất đa dạng. Iran của các ayatollah không bao giờ mang
tính cách chế độ của một bạo chúa duy nhất như Iraq của Saddam
Hussein. Olivier Roy cho rằng, nét độc đáo của cuộc cách mạng Iran
nằm ở chỗ có sự liên minh giữa giới giáo sĩ và giới trí thức Hồi giáo:
Các giáo sĩ Shia chắc chắn là cởi mở hơn với tập hợp không
Hồi giáo so với các nhà giáo lý Hồi giáo Sunni. Các ayatollah là
những bạn đọc lớn (bao gồm cả những công trình của Marx và
Feuerbach): trong họ có chút tinh thần của dòng Tên hoặc
Dominic. Do đó, họ kết hợp chủ nghĩa hỗn tạp triết học với một
nhà phán quyết đúng sai về sự triệt để tuân theo quy chế tôn
giáo có tính đòi hỏi nghiêm ngặt điều khiến cho họ vừa rất
truyền thống […] vừa rất cởi mở với thế giới hiện đại.”
Chính xu hướng hiện đại này đã làm cho Shia “có năng lực tiếp
thu ý tưởng cách mạng”, mà cũng chính tinh thần cách mạng là
nhân tố kêu gọi dòng đạo này phải hy sinh cho lợi ích của quan điểm