đây, Ayatollah Ali Sistani, người chỉ vào những thời điểm quan trọng
mang tính bản lề mới đưa ra một lời biện hộ cho sự hòa giải chính trị
từ phía hậu trường. Chính vì mối quan hệ cộng sinh giữa Iraq và
Iran trong suốt lịch sử, với những cơ sở về địa lý của nó, hoàn toàn
có thể là trong một nước Iran hậu cách mạng, người Iran sẽ nhìn về
phía thành phố thần thánh của người Shia ở Najaf và Karbala ở Iraq
cho sự định hướng tinh thần nhiều hơn là về phía thành phố thần
thánh Qom của chính họ; hoặc là Qom sẽ tiếp nhận chủ nghĩa ẩn
dật từ Najaf và Karbala.
Học giả người Pháp Olivier Roy cho chúng ta biết rằng Shia
trong lịch sử là một hiện tượng Arab đã đến muộn ở Iran nhưng cuối
cùng đã dẫn tới việc thành lập một hệ thống giáo sĩ quyền lực. Shia
đã được củng cố thêm bởi truyền thống của một nhà nước tương
đối mạnh mẽ và mang tính quan liêu so với thế giới Arab, mà Iran đã
có được kể từ thời cổ đại, và như chúng ta biết, điều này có được
một phần là do món quà của sự liên kết không gian của cao nguyên
Iran. Triều đại Safavids mang đạo Shia đến Iran vào thế kỷ XVI. Tên
của họ xuất phát từ trật tự Sufi chiến binh của họ, Safaviyeh, mà ban
đầu là người Sunni. Các chiến binh Safavid là một trong số những
người anh em kỵ sĩ có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Azeri, Gruzia và Ba
Tư hỗn hợp trong thế kỷ XV, chiếm giữ vùng cao nguyên nằm giữa
Biển Đen và biển Caspi, giao điểm của Đông Anatolia, Caucasus, và
tây bắc Iran. Để xây dựng một nhà nước ổn định trên cao nguyên
Iran của tiếng Farsi, những chủ quyền mới này về nguồn gốc ngôn
ngữ và địa lý mang tính chiết trung đã sử dụng Twelver Shia như là
tôn giáo của nhà nước, đang chờ đợi sự trở lại của Imam XII, một
nhà lãnh đạo trực tiếp của Muhammad, không phải là chết mà là
trong sự tắc nghẽn. Sự phát triển này đương nhiên không phải do