khác, người ta từng ghi nhận nhiều lần trong lịch sử của Trung Đông
mở rộng rằng chính là nhờ có các nghệ sĩ và các học giả mà văn
hóa Ba Tư đã được truyền bá trước tiên vào các nền văn minh
ngoại lai sớm, bất luận là với người Abbasid, Ghaznavid, Seljuk
không thuộc Ba Tư, Mông Cổ và Mughal. Tiếng Ba Tư, vốn đã trở
thành ngôn ngữ của giới quý tộc Mughal, đã được sử dụng để giao
tiếp với người Ottoman. Trong thời Trung cổ, người Ba Tư đã không
kiểm soát trực tiếp các khu vực Bosphorus - sông Ấn như trước kia
trong thời cổ đại, nhưng họ lại chiếm ưu thế đối với nó về mặt văn
hóa. “Đế chế Iran của trí tuệ”, theo Axworthy, từng là lực lượng có
sức liên kết mạnh mẽ, có tác dụng phóng đại thêm vị trí địa lý tuyệt
vời của Iran, khiến cho một Đại Iran đã thành một hiện tượng tự
nhiên. Arnold Toynbee mặc nhiên công nhận rằng nếu vào thế kỷ
XIII Tamerlan đã thành công trong việc liên kết Ba Tư với Trung Á,
mối quan hệ giữa Nga và các nước thuộc lưu vực Oxus trong thời
hiện đại sẽ bị đảo ngược, và rằng lãnh thổ của Liên Xô do đó sẽ có
thể nằm dưới sự quản lý của người Iran từ Samarkand, chứ không
phải là của người Nga.
Về phần mình, dòng Hồi giáo Shia, chính nó cũng tham gia vào
nền văn hóa lớn của Iran, mặc dù từ năm 1979 thái độ của các giáo
sĩ Shia không thuộc những loại làm yên lòng người nhất. Nếu niềm
hy vọng được thấy Mahdi - nhân vật được xem như một nhân tố sẽ
đặt dấu chấm hết cho những sự bất công, xuất hiện đã khích lệ
những người Shia tham gia vào đời sống chính trị, thì dòng tư tưởng
này nói chung lại thuộc loại theo thuyết ẩn dật, khuyến khích người
ta nói chung là giữ khoảng cách với quyền lực, và thường xuyên
được thông báo bằng Sufism (phái Hồi giáo Sufi). Minh chứng rõ nét
cho xu hướng này là vị giáo sĩ Iraq hàng đầu của những năm gần