thực hơn về một Đại Iran trong thế kỷ XXI. Và điều đó không nhất
thiết là xấu. Bởi lẽ đế chế Parthia xưa thuộc loại cực kỳ phân quyền,
một miền đất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, chứ không phải là bị kiểm
soát triệt để, miền đất tiếp nhận được những tinh hoa về nghệ thuật
kiến trúc và những thực tiễn về hành chính được thừa kế từ những
người Hy Lạp. Bởi vì, đối với Iran ngày nay, không có gì là bí mật
rằng chế độ tăng lữ đang được coi là tuyệt vời, nhưng các lực lượng
dân số, kinh tế và chính trị cũng năng động không kém, và những
phân khúc then chốt trong cư dân đều thuộc loại khó bảo, cứng đầu
cứng cổ.
Những bản ghi chép thời Trung cổ cả về bản đồ học lẫn ngôn
ngữ học được nối tiếp từ thời kỳ cổ đại trước đó, cho dù có thể bằng
nhiều cách tế nhị khác nhau. Vào thế kỷ VIII, tụ điểm chính trị của
thế giới Arab đã chuyển dịch theo hướng đông từ Syria tới Lưỡng
Hà: nghĩa là từ các Caliph Umayyad đến các Caliph Abbasid. Caliph
Abbasid vào thời điểm đỉnh cao của mình giữa thế kỷ IX đã cai quản
từ Tunisia về hướng đông tới Pakistan và từ Caucasus cùng Trung
Á xuống hướng nam tới vịnh Ba Tư. Thủ đô của nó khi ấy là thành
phố mới của Baghdad, cận kề với thủ đô cũ Ctesiphon của Vương
triều Sassanid Ba Tư, rồi những thực tiễn hành chính quan liêu của
Ba Tư, những thứ đã bổ sung thêm toàn bộ những tầng bậc cấp
hạng mới để củng cố nhà nước đế quốc mới này. Caliph Abbasid đã
trở thành biểu trưng của nền quân chủ độc đoán Iran hơn là của một
sheikhdom Arab. Một vài nhà sử học đã gán cho Caliph Abbasid
danh hiệu ngang hàng với “kẻ tái chinh phục văn hóa” của Trung
Đông nhờ những người Iran dưới cái lốt của những nhà cầm quyền
Arab. Những người Abbasid chịu thua, không cưỡng lại nổi các tập
quán của người Ba Tư, giống như những người Umayyad, gần Tiểu